Hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Quy định về hình thức hòa giải ở cơ sở, hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án…
I. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
Hòa giải tranh chấp đất đai là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của một bên thứ ba. Người này sẽ giúp các bên tranh chấp tìm ra giải pháp hòa hợp thông qua thỏa thuận, từ đó hóa giải các bất đồng liên quan đến quyền lợi trên cơ sở tự nguyện.
Theo quy định pháp luật hiện hành, các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:
- Hòa giải ở cơ sở;
- Hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã;
- Hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án;
- Hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Xem thêm:
Các tình huống tranh chấp đất đai – Luật sư tư vấn cách giải quyết.
Các quy định giải quyết tranh chấp đất đai.
II. Quy định về các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai
1. Hòa giải cơ sở (hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở)
Hòa giải cơ sở (*) là việc hòa giải viên tham gia giúp các bên đạt được thỏa thuận tự nguyện giải quyết mâu thuẫn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở dựa trên sự lựa chọn và đồng ý của các bên tranh chấp. Đây không phải là thủ tục bắt buộc và không phải điều kiện tiên quyết để TAND có thẩm quyền thụ lý giải quyết nếu một trong các bên khởi kiện.
Theo quy định tại Luật Hòa giải ở cơ sở, các bên có thể lựa chọn hòa giải viên và mời thêm người có uy tín trong cộng đồng tham gia hòa giải.
Hòa giải cơ sở là hoạt động tự nguyện, mang tính xã hội, nhằm gìn giữ tình làng nghĩa xóm và hạn chế tối đa việc phải đưa lên TAND. Do đó, pháp luật không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.
(*): Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.
2. Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
Các nội dung liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Đất đai. Nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được, họ có thể gửi đơn đề nghị đến UBND xã nơi có đất để hòa giải.
Theo quy định pháp luật, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất, hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc; biên bản hòa giải là tài liệu cần có để Tòa án/UBND cấp trên xem xét thụ lý, giải quyết.
Đối với các loại tranh chấp đất đai khác như tranh chấp về giao dịch liên quan đến đất đai, thừa kế, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc. Các bên có quyền khởi kiện mà không cần thực hiện thủ tục này.
Quy trình hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã được quy định tại Điều 235 Luật Đất đai 2024 và Điều 105 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP. Biên bản hòa giải cũng phải đầy đủ điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định. Nội dung cơ bản của biên bản hòa giải phải bao gồm:
- Thời gian, địa điểm thực hiện hòa giải;
- Thành phần tham dự buổi hòa giải;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp, bao gồm nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, nguyên nhân tranh chấp;
- Ý kiến của hội đồng giải quyết;
- Nội dung thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
Xem chi tiết:
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.
3. Hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (hòa giải tiền tố tụng) là thủ tục độc lập so với quá trình tố tụng tại Tòa án. Hoạt động này được thực hiện bởi hòa giải viên nhằm hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trước khi Tòa án thụ lý vụ việc.
Hình thức hòa giải này không bắt buộc. Các bên tranh chấp được quyền chọn hòa giải viên trong danh sách của Tòa án để giải quyết vụ việc.
Việc hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra nhanh chóng, tạo quyền chủ động cho các bên và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với hình thức hòa giải trong tố tụng.
4. Hòa giải tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án
Hòa giải theo cách gọi thông thường bao gồm hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng. Hòa giải trong tố tụng là một phần trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Thủ tục này thuộc giai đoạn chuẩn bị xét xử, mang tính bắt buộc do TAND thực hiện sau khi thụ lý vụ án tranh chấp đất đai.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, không có thời hạn cụ thể cho việc tổ chức hòa giải kể từ ngày thụ lý, cũng như không có quy định hạn chế số lần tổ chức hòa giải, nhưng phải diễn ra trong thời gian chuẩn bị xét xử.
Việc hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án thường do thẩm phán thực hiện khi:
- Chứng cứ đã được thu thập đầy đủ;
- Các tình tiết liên quan đã được làm rõ.
Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định rõ ràng tại Bộ luật Tố tụng dân sự, nhằm tạo cơ hội cho các bên liên tục có cơ hội hóa giải mâu thuẫn hoặc thống nhất giải quyết vụ án.
———
Nếu bạn gặp khó khăn trong giải quyết tranh chấp đất đai, hãy tham khảo dịch vụ tư vấn luật tại Kế Toán Trực Tuyến.
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết tranh chấp đất đai một cách nhanh chóng và hiệu quả, trực tiếp tham gia tố tụng nếu cần cho hầu hết các trường hợp như:
- Giải quyết tranh chấp ranh giới đất;
- Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ;
- Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, giấy tờ;
- Giải quyết tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất;
- Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
Xem thêm:
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai;
Dịch vụ tư vấn pháp lý tranh chấp dân sự.
GỌI NGAY
III. Một số câu hỏi liên quan đến các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai
1. Có bao nhiêu hình thức hòa giải tranh chấp đất đai?
Theo quy định pháp luật hiện hành, các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở;
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã;
- Hòa giải tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án;
- Hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu