Quy định hòa giải tranh chấp đất đai (giải quyết tranh chấp nhà ở, đất đai). Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ và chưa có sổ đỏ.
Tranh chấp đất đai và nhà ở là một trong những vấn đề phổ biến và phức tạp hiện nay, liên quan đến mâu thuẫn và xung đột về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng như quyền sở hữu nhà ở. Để hiểu rõ hơn các quy định cần thiết khi giải quyết tranh chấp, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá các thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
I. Tranh chấp đất đai, nhà ở là gì?
Tranh chấp đất đai, nhà ở là sự mâu thuẫn, xung đột giữa các bên liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Mâu thuẫn này có thể xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều bên có liên quan đến đất đai, nhà ở.
II. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở
1. Thẩm quyền của Tòa án và UBND trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở
Tùy vào từng tình huống tranh chấp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể là:
- Tòa án nhân dân (TAND);
- Ủy ban nhân dân (UBND).
1.1. Trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp:
- Người có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Người không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và không chọn hình thức giải quyết tại UBND mà chọn khởi kiện ra Tòa án.
Cụ thể, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định như sau:
Cơ quan thẩm quyền | Trường hợp |
TAND cấp huyện | Tranh chấp không có đương sự ở nước ngoài, không có tài sản ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp |
TAND cấp tỉnh | Tranh chấp có đương sự ở nước ngoài/có tài sản ở nước ngoài/cần phải ủy thác tư pháp |
Tranh chấp về đất đai có tính chất phức tạp từ TAND cấp huyện đẩy lên |
1.2. Trường hợp UBND giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở
UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp:
- Người không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá tương đương theo quy định của Luật Đất đai;
- Người không chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định như sau:
Cơ quan | Trường hợp | Lưu ý |
Chủ tịch UBND cấp huyện |
Tranh chấp giữa hộ gia đình/cá nhân |
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết, có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. |
Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Tranh chấp mà một bên là tổ chức/cơ sở tôn giáo/đương sự có yếu tố nước ngoài |
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết, có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Lưu ý:
Hiện nay, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, việc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp là thủ tục bắt buộc. Để Tòa án/UBND cấp trên xem xét giải quyết, người yêu cầu cần cung cấp biên bản hòa giải được lập theo đúng quy định.
Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cần có các nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm thực hiện hòa giải;
- Thành phần tham dự;
- Nội dung tranh chấp, bao gồm nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, nguyên nhân tranh chấp…;
- Ý kiến của hội đồng giải quyết;
- Nội dung các bên thỏa thuận được/không thỏa thuận được.
>> TẢI MIỄN PHÍ:Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.
>> Có thể bạn quan tâm:Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà ở
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà ở thuộc về các cơ quan sau:
➨ Tòa án nhân dân
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về nhà ở giữa các cá nhân, tổ chức liên quan đến hợp đồng nhà ở, quản lý vận hành nhà chung cư.
➨ UBND cấp tỉnh
UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước;
- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành chung cư.
Lưu ý:
1) Nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước được giao cho cơ quan trung ương quản lý thì thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.
2) Sau khi có kết quả giải quyết, nếu không đồng ý, có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
III. Quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, nhà ở
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp hòa giải trước khi giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với một số loại tranh chấp thì không bắt buộc hòa giải mà các bên vẫn có quyền khởi kiện:
- Tranh chấp về quyền thừa kế di sản là đất đai, nhà ở;
- Tranh chấp liên quan đến giao dịch về đất đai, nhà ở như mua bán, thế chấp, thuê…;
- Tranh chấp phân chia tài sản trong quá trình ly hôn.
>> Có thể bạn quan tâm:
>>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;
>>> Tranh chấp tài sản thừa kế.
>>> Tranh chấp tài sản sau ly hôn.
IV. Các câu hỏi liên quan đến quy định về giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở
1. Các tranh chấp đất đai nào không bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án?
Không bắt buộc hòa giải đối với các tranh chấp về:
- Quyền thừa kế di sản là đất đai, nhà ở;
- Giao dịch liên quan đến đất đai, nhà ở;
- Phân chia tài sản trong ly hôn.
>> Xem thêm: Các tình huống tranh chấp đất đai.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp nào?
Tòa án giải quyết tranh chấp trong các trường hợp:
- Người có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Người không có giấy tờ nhưng chọn khởi kiện ra Tòa án.
>> Tham khảo
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu