Cách làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho HKD

Quy trình và thủ tục để xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh (HKD), cùng với yêu cầu và cơ quan cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi nào hộ kinh doanh cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đăng ký sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc chế biến thức ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các trường hợp sau:

Xem chi tiết:

>Đối tượng cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

>Thủ tục làm bản cam kết an toàn thực phẩm.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho HKD

Khi xác định hộ kinh doanh cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn tiến hành theo các bước sau:

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản sao công chứng);
  • Bản thuyết minh về dụng cụ, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện VSATTP;
  • Giấy kiểm định nguồn nước và giấy chứng thực về nguồn nguyên liệu sử dụng;
  • Giấy xác nhận sức khỏe của chủ hộ kinh doanh và nhân viên sản xuất, kinh doanh, cấp bởi cơ quan y tế cấp quận/huyện;
  • Giấy xác nhận về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ hộ kinh doanh và nhân viên sản xuất, kinh doanh.

TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lưu ý:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nộp bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của hộ, có thể nộp hồ sơ tại một trong ba cơ quan: Bộ Y tế, Bộ Công thương hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xem chi tiết: Cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

➤ Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, trong khoảng 15 ngày làm việc, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện VSATTP tại cơ sở. Kết quả kiểm tra sẽ được thông báo như sau:

  • Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho HKD nếu cơ sở đủ điều kiện;
  • Gửi văn bản từ chối cấp giấy phép nếu cơ sở chưa đủ điều kiện, kèm lý do cụ thể.

Lưu ý:

Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại các điều kiện VSATTP tại cơ sở sau khi cấp giấy phép. Nếu phát hiện vi phạm, giấy phép sẽ bị thu hồi.

Thời hạn sử dụng của giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm. Nếu hộ kinh doanh muốn tiếp tục hoạt động, cần xin cấp lại giấy chứng nhận trong vòng 6 tháng trước khi giấy hết hạn.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, HKD cần đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, còn phải đáp ứng các điều kiện khác, tùy thuộc vào hình thức kinh doanh như:

  • Điều kiện về cơ sở hoạt động;
  • Điều kiện về người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm;
  • Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ;
  • Điều kiện bảo quản và vận chuyển thực phẩm.

Thông tin chi tiết về từng điều kiện đã được chia sẻ tại bài viết: Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mức xử phạt đối với HKD vi phạm quy định về giấy phép VSATTP

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, HKD vi phạm quy định về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Mức xử phạt Hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm
20.000.000 – 30.000.000 đồng
  • HKD kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • HKD có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng không còn hiệu lực sử dụng
30.000.000 – 40.000.000 đồng
  • HKD sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • HKD có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng không còn hiệu lực sử dụng
40.000.000 – 60.000.000 đồng
  • HKD sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy phép an toàn thực phẩm
  • HKD có giấy phép an toàn thực phẩm nhưng không còn hiệu lực sử dụng

Lưu ý:

Mức xử phạt không áp dụng cho những HKD không thuộc diện cấp giấy phép an toàn thực phẩm.

Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Nếu bạn đang cần làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho HKD nhưng gặp khó khăn trong việc soạn thảo hồ sơ hoặc chưa xác định được cơ quan cấp giấy phép phù hợp, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Chúng tôi tại Kế Toán Trực Tuyến cung cấp dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm với mức phí trọn gói từ 5.000.000 đồng – 6.000.000 đồng, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quy mô của hộ cá thể.

  • Thời gian hoàn thành: Trong khoảng 15 ngày làm việc, chúng tôi sẽ hoàn tất mọi yêu cầu pháp lý và bàn giao kết quả tận nơi cho hộ kinh doanh.

Xem chi tiết: Dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm – dành cho HKD tại Kế Toán Trực Tuyến.

Các câu hỏi thường gặp khi xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho HKD

1. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh có hiệu lực 3 năm. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh sau khi hết hạn, HKD phải xin cấp lại trong vòng 6 tháng trước khi giấy hết hạn.

2. Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng