Tìm hiểu thủ tục làm work permit cho giáo viên nước ngoài bao gồm: điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài & các quy định khác.
Điều kiện để giáo viên người nước ngoài đi dạy ở Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, để được làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ thuật hoặc tay nghề làm việc;
- Có sức khỏe đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là đối tượng đang trong thời gian chấp hành án phạt, chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp miễn giấy phép lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
➨ Như vậy, giáo viên người nước ngoài muốn đi dạy ở Việt Nam thì cần phải có giấy phép lao động và đáp ứng được các điều kiện khác kể trên.
>> Tham khảo chi tiết:Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Hồ sơ, thủ tục làm work permit cho giáo viên nước ngoài
1. Điều kiện cấp giấy phép lao động (work permit) cho giáo viên nước ngoài
Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giáo viên người nước ngoài đến Việt Nam dạy học thuộc trường hợp xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài. Do đó, người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép lao động đối với chuyên gia. Cụ thể:
- Giáo viên nước ngoài phải có chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy ở cấp chuyên gia trở lên hoặc phải có bằng đại học về lĩnh vực đào tạo tương ứng vị trí công việc tại Việt Nam;
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giảng dạy phù hợp với vị trí việc làm dự kiến tại Việt Nam.
>> Tham khảo chi tiết:Điều kiện cấp giấy phép lao động.
2. Hồ sơ, thủ tục làm work permit cho giáo viên nước ngoài
Quy trình làm giấy phép lao động (work permit) cho giáo viên nước ngoài được thực hiện theo các bước sau:
➨ Bước 1. Đăng ký nhu cầu sử dụng giáo viên người nước ngoài
Trước khi thực hiện tuyển dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải thực hiện đăng ký nhu cầu sử dụng giáo viên người nước ngoài bằng cách nộp bộ hồ sơ sau về Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi dự kiến làm việc của giáo viên nước ngoài.
Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng giáo viên người nước ngoài bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản photo công chứng);
- Bản báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng giáo viên nước ngoài theo mẫu số 01/PLI (áp dụng trường hợp xin lần đầu);
- Bản báo cáo giải trình việc thay đổi nhu cầu sử dụng giáo viên người nước ngoài theo mẫu số 02/PLI (nếu đã được cấp văn bản chấp thuận trước đó).
- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị).
>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài.
- Thời gian nộp hồ sơ: Trước ngày dự kiến làm việc tại Việt Nam của giáo viên nước ngoài ít nhất 15 ngày;
- Thời hạn xử lý: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do).
Lưu ý:
Đối với các trường hợp giáo viên nước ngoài vào dạy học tại Việt Nam thuộc diện miễn giấy phép lao động, người sử dụng lao động vẫn phải báo cáo với Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi giáo viên người nước ngoài dự kiến làm việc.
- Thời gian báo cáo: Trước ít nhất 3 ngày so với ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam của giáo viên nước ngoài;
- Nội dung báo cáo bao gồm:
- Họ và tên, tuổi, quốc tịch và số hộ chiếu của giáo viên người nước ngoài;
- Tên người sử dụng lao động nước ngoài;
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc tại Việt Nam của giáo viên người nước ngoài.
>> Tham khảo chi tiết:Thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng người nước ngoài.
➨ Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp work permit cho giáo viên nước ngoài
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài gồm các loại giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài – Mẫu số 11/PLI;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản photo công chứng);
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng giáo viên người nước ngoài (được cấp ở bước 1);
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn Bộ Y tế của giáo viên nước ngoài được cấp bởi cơ quan y tế trong nước hoặc nước ngoài (cấp trong vòng 12 tháng gần nhất);
- Phiếu lý lịch tư pháp của giáo viên người nước ngoài (cấp trong vòng 6 tháng gần nhất);
- 2 ảnh màu 4x6cm, nền trắng của giáo viên nước ngoài (chụp trong vòng 6 tháng gần nhất);
- Hộ chiếu của giáo viên người nước ngoài (bản sao công chứng);
- Bằng đại học hoặc chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy cấp chuyên gia trở lên tương ứng với công việc tại Việt Nam;
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức nước ngoài về số năm kinh nghiệm làm việc của giáo viên người nước ngoài.
>> Tải miễn phí: Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động – cho giáo viên nước ngoài.
Lưu ý:
Đối với các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ kể trên:
- Chuẩn bị 1 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực;
- Các giấy tờ của giáo viên người nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
—–
Trường hợp người lao động nước ngoài chưa có phiếu lý lịch tư pháp thì có thể tham khảo bài viết “Thủ tục làm lý lịch tư pháp” của ketoantructuyen.net hoặc sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp để tối ưu thời gian và đơn giản hóa quá trình thực hiện các thủ tục nhé.
>> Tham khảo:Dịch vụ làm lý lịch tư pháp – từ 1.500.000 đồng.
➨ Bước 3. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đáp ứng được quy định theo hướng dẫn ở trên, người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi dự kiến làm việc của giáo viên người nước ngoài;
- Thời gian nộp hồ sơ: Trước ít nhất 15 ngày so với ngày giáo viên người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Lưu ý:
Đối với trường hợp giáo viên nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy tại các trường học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM… thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động (work permit) cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thay vì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
➨ Bước 4. Nhận giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài đầy đủ, hợp lệ, Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện:
- Cấp giấy phép lao động (work permit) cho giáo viên người nước ngoài;
- Ra văn bản từ chối cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài có nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Sau khi được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và giáo viên nước ngoài phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động có thời hạn không quá thời hạn giấy phép lao động trước ngày giáo viên nước ngoài chính thức làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, gửi bản gốc hoặc bản sao chứng thực hợp đồng đã ký kết đến cơ quan cấp giấy phép lao động trước đó.
—–
Để giáo viên người nước ngoài đủ điều kiện sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người sử dụng lao động phải tiến hành thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại ketoantructuyen.net để hoàn tất thủ tục này một cách nhanh chóng nhất nhé.
>> Tham khảo: Dịch vụ làm thẻ tạm trú – từ 10.000.000 đồng.
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu