Tìm hiểu quy trình báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam: cơ quan xét duyệt, mẫu đăng ký và các trường hợp miễn giải trình.
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài là gì?
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài là quá trình mà các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải thực hiện để lý giải lý do cần tuyển dụng lao động nước ngoài cho đơn vị của mình, nhằm xin sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, văn bản chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền cũng là một trong những giấy tờ quan trọng để bổ sung vào hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Khi nào cần nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài?
Người sử dụng lao động phải nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài chậm nhất là 15 ngày trước ngày dự kiến làm việc tại Việt Nam của lao động nước ngoài. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận, đơn vị có thể tiến hành tuyển dụng theo nội dung được phê duyệt.
>> Xem thêm:Quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài.
Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Để tuyển dụng người nước ngoài, người sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp đơn vị xin chấp thuận lần đầu, hồ sơ cần gồm:
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận ĐKKD;
- Bản báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu số 01/PLI.
>> Tải miễn phí:Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Trường hợp đơn vị đã có văn bản chấp thuận trước đó nhưng có sự thay đổi, hồ sơ cần gồm:
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận ĐKKD;
- Bản báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo mẫu số 02/PLI.
>>> Tải miễn phí:Hồ sơ giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Lưu ý:
Nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của tổ chức, cần bổ sung giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu.
Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài bao gồm:
➨ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bộ này sẽ xét cấp văn bản chấp thuận cho các trường hợp lao động nước ngoài làm việc tại:
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và xã hội do Chính phủ cho phép;
- Tổ chức quốc tế hoặc văn phòng dự án nước ngoài tại Việt Nam;
- Các tổ chức sự nghiệp và cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định;
- Các tổ chức phi chính phủ được cấp giấy phép.
➨ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Sở này sẽ cấp văn bản chấp thuận cho các trường hợp lao động nước ngoài làm việc tại:
- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động theo luật pháp Việt Nam;
- Nhà thầu tham gia thầu hoặc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam;
- Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
- Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài;
- Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;
- Cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định;
- Cơ quan nhà nước do UBND cấp tỉnh hoặc huyện thành lập.
Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quy trình thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài được thực hiện như sau:
➨ Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động cần xác định nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài cho các vị trí mà lao động trong nước không đáp ứng được. Sau đó điền thông tin vào bản báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ theo hai cách:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Cách 2: Nộp qua đường bưu chính.
Lưu ý:
- Hồ sơ cần phải được nộp trước ngày dự kiến sử dụng lao động tối thiểu là 15 ngày;
- Nếu đơn vị là doanh nghiệp trong KCN, nộp báo cáo tại ban quản lý các KCN;
- Nếu có thay đổi về nhu cầu sử dụng lao động, cần báo cáo trước ít nhất 15 ngày.
➨ Bước 3: Chờ nhận kết quả
Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện cấp văn bản chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận báo cáo.
Lưu ý:
Thủ tục này không áp dụng cho nhà thầu nước ngoài.
>> Xem thêm: Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
—–
Sau khi được cấp văn bản chấp thuận, đơn vị còn cần thực hiện thêm các thủ tục khác như xin visa, giấy phép lao động, lý lịch tư pháp, thẻ tạm trú, và đăng ký chuyển đổi giấy phép lái xe nếu cần.
Có thể thấy, để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, cần thực hiện nhiều thủ tục phức tạp. Để đơn giản hóa quy trình và đảm bảo đủ giấy tờ, bạn có thể xem xét sử dụng dịch vụ của ketoantructuyen.net.
Tham khảo:
>> Dịch vụ làm visa nhập cảnh Việt Nam – Từ 6.000.000 đồng;
>> Dịch vụ làm giấy phép lao động – Từ 6.000.000 đồng;
>> Dịch vụ làm lý lịch tư pháp – Từ 1.500.000 đồng;
>> Dịch vụ làm thẻ tạm trú – Từ 10.000.000 đồng.
GỌI NGAY
Trường hợp không phải giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài
Không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng phải nộp báo cáo giải trình. Các trường hợp không cần giải trình bao gồm:
- Là trưởng dự án hoặc chịu trách nhiệm chính tại tổ chức quốc tế;
- Làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng để chào bán dịch vụ;
- Làm việc dưới 30 ngày tại Việt Nam và không quá 3 lần trong 1 năm;
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty TNHH với giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng;
- Là chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần với giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng;
- Thực hiện thỏa thuận quốc tế do cơ quan có thẩm quyền ký kết;
- Là học sinh, sinh viên thực tập tại Việt Nam;
- Là thân nhân của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài;
- Có hộ chiếu công vụ làm việc tại cơ quan nhà nước;
- Chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
>> Xem thêm
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu