Cách mở cửa hàng tạp hóa – Thủ tục xin giấy phép kinh doanh tạp hóa
Hồ sơ và thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa. Giải đáp: Bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh và có phải đóng thuế không?
Cửa hàng tạp hóa là gì?
Cửa hàng tạp hóa chủ yếu kinh doanh các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày như bánh, kẹo, sữa, đường, bột ngọt… Những cửa hàng này thường nhỏ hơn so với các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini, thường do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ.
Mở tiệm tạp hóa, bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, ngoại trừ các ngành nghề có điều kiện, các trường hợp sau không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
- Hộ gia đình làm muối, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
- Người buôn chuyến, bán quà vặt, hàng rong, kinh doanh thời vụ, dịch vụ có thu nhập thấp.
Vì kinh doanh tạp hóa không thuộc các trường hợp nêu trên, nên dù bạn mở tạp hóa nhỏ hay lớn, việc đăng ký hộ kinh doanh vẫn là yêu cầu bắt buộc. Trường hợp không có giấy phép kinh doanh, bạn có thể bị phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng theo Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Cách mở cửa hàng tạp hóa – Chi tiết thủ tục đăng ký kinh doanh tạp hóa
Để kinh doanh tạp hóa, cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Quy trình thực hiện gồm các bước sau:
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh bao gồm:
Trường hợp cá nhân đăng ký mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu/CCCD/CMND của chủ cửa hàng;
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm mở cửa hàng như hợp đồng mượn nhà, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không trực tiếp thực hiện).
Nếu có nhiều thành viên góp vốn, cần thêm:
- Hộ chiếu/CCCD/CMND của các thành viên;
- Biên bản họp về việc mở cửa hàng;
- Văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ cửa hàng.
TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ mở cửa hàng tạp hóa.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện
Có hai cách nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Tài chính – Kế hoạch;
- Nộp hồ sơ qua mạng tại trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
➨ Bước 3: Chờ xét duyệt hồ sơ
Thời gian xét duyệt khoảng 3 – 5 ngày làm việc. Kết quả có thể là:
- Giấy phép thành lập hộ kinh doanh (hồ sơ hợp lệ);
- Văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ (hồ sơ chưa hợp lệ).
➨ Bước 4: Đăng ký giấy phép con
Nếu quán tạp hóa kinh doanh các mặt hàng có điều kiện như thuốc lá, rượu… bạn cần xin thêm giấy phép con.
Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa, bán tạp hóa nhỏ tại nhà
Khi đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn có thể tham khảo các mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa dưới đây:
Mã ngành | Ngành nghề |
4610 | Môi giới hàng hóa |
4632 |
Bán buôn thực phẩm |
4690 | Bán buôn tổng hợp |
4711 | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
4719 | Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
4721 | Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh |
4722 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
4723 | Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh |
4724 | Bán lẻ sản phẩm thuốc lá trong các cửa hàng chuyên doanh |
Những điều cần biết khi mở cửa hàng tạp hóa, bán tạp hóa nhỏ tại nhà
1. Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?
Trừ khi doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu đồng trong năm, cá nhân, tổ chức mở cửa hàng tạp hóa bắt buộc phải nộp các loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế môn bài (lệ phí môn bài).
Lưu ý: Dù có phải nộp thuế hay không, cửa hàng vẫn phải kê khai và nộp hồ sơ thuế đầy đủ.
Xem thêm:
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp – chi tiết cách tính;
2. Lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa là bao nhiêu?
Lệ phí đăng ký không cố định, tùy thuộc vào quy định của từng địa phương.
3. Những lưu ý quan trọng khi đăng ký hộ kinh doanh bán tạp hóa
Để đăng ký thành công, bạn cần đảm bảo đúng các quy định về đối tượng đăng ký, tên cửa hàng, địa điểm kinh doanh, vốn điều lệ, ngành nghề đăng ký…
Xem chi tiết: 7 lưu ý cần biết khi đăng ký hộ kinh doanh.
Nếu bạn muốn mở siêu thị mini để phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, có thể tham khảo thêm thông tin về Mở siêu thị mini.
Các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng tạp hóa nhỏ
1. Bán tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu