Quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam – mới nhất

Tìm hiểu về điều kiện làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam, các loại giấy tờ cần thiết (giấy phép lao động, thẻ tạm trú…) và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài.

Việt Nam đang mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam di chuyển ra nước ngoài và người nước ngoài có nhu cầu làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng. Chính phủ đã ban hành các quy định nhằm hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hãy cùng ketoantructuyen.net khám phá chi tiết nhé.

Quy định về điều kiện làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có tên trong danh sách những đối tượng được phép làm việc tại Việt Nam.
  2. Là công dân nước ngoài từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  3. Đảm bảo sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  4. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm làm việc phù hợp.
  5. Không đang trong thời gian thi hành án, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án theo quy định của pháp luật.
  6. giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp miễn giấy phép lao động.

4 loại giấy tờ cần thiết cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Ngoài các giấy tờ cũng như thị thực để nhập cảnh vào Việt Nam như visa (visa nhập cảnh Việt Nam) và hộ chiếu, người nước ngoài cần có thêm những giấy tờ sau để làm việc hợp pháp tại Việt Nam:

1. Giấy phép lao động cho người nước ngoài (work permit)

Để làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần có giấy phép lao động do Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp, trừ 20 trường hợp không cần cấp giấy phép theo Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Giấy phép lao động cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.

Nếu không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép, người lao động sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

1.1. Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Người nước ngoài muốn xin giấy phép lao động cần phải đáp ứng các điều kiện đã đề cập ở trên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho vị trí việc làm của mình.

Xem thêm: Các quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài.

1.2. Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

➨ Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động cần nộp hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân địa phương ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Bản báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu số 01/PLI nếu xin lần đầu).
  3. Bản báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động (theo mẫu số 02/PLI nếu đã được chấp thuận trước đó).

Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết kết quả chấp thuận hoặc không chấp thuận kèm lý do.

➨ Bước 2. Làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động (theo mẫu số 11/PLI).
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (công chứng).
  3. Bản gốc văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động (được cấp ở Bước 1).

Người lao động nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  1. Bản sao có chứng thực hộ chiếu.
  2. 2 ảnh chân dung màu, kích thước 4x6cm.
  3. Phiếu khám sức khỏe đạt yêu cầu.
  4. Phiếu lý lịch tư pháp được cấp tại nước ngoài hoặc Việt Nam.
  5. Văn bản chứng minh vị trí quản lý/chuyên gia/lao động kỹ thuật.

Tải mẫu miễn phí: Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép lao động trong vòng 5 ngày làm việc hoặc thông báo yêu cầu điều chỉnh nếu hồ sơ có sai sót.

Lưu ý:

Các giấy tờ trong hồ sơ phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự.

Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Giấy phép lao động có thời hạn tối đa 2 năm. Nếu hết hạn nhưng người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc, cần thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ trong việc xin cấp mới hoặc gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, hãy tham khảo dịch vụ của ketoantructuyen.net – chi phí chỉ từ 6.000.000 đồng và nhận giấy phép sau 20 – 25 ngày làm việc.

2. Thẻ tạm trú, thẻ thường trú cho người nước ngoài

Một trong hai loại giấy tờ chứng minh người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam là thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú:

2.1. Thẻ tạm trú

  • Cấp bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
  • Cho phép người nước ngoài cư trú có thời hạn và dễ dàng xuất nhập cảnh.
  • Người không có thẻ tạm trú có thể bị phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng.

➨ Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo diện lao động

Các điều kiện bao gồm:

  1. Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 13 tháng.
  2. Nhập cảnh bằng visa có ký hiệu: LĐ1, LĐ2.
  3. Đã đăng ký tạm trú tại công an địa phương.
  4. Có người hoặc tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
  5. Giấy phép lao động có thời hạn tối thiểu 1 năm.

Tham khảo chi tiết: Quy định về thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

➨ Thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Phiếu khai báo tạm trú của cơ quan công an.
  2. 2 ảnh thẻ kích thước 2x3cm.
  3. Hộ chiếu và thị thực (bản gốc).
  4. Đơn đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6).
  5. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA8).
  6. Giấy xác nhận mối quan hệ thân nhân (nếu đi cùng gia đình).
  7. Giấy đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người đại diện pháp luật.
  8. Bản sao giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận miễn giấy phép lao động.
  9. Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bảo lãnh.
  10. Giấy giới thiệu nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật.

Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Thời gian giải quyết hồ sơ là 5 ngày làm việc. Thẻ tạm trú có thời hạn tối đa 2 năm theo thời hạn của giấy phép lao động.

Lưu ý:

Các giấy tờ liên quan trong hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.

Tham khảo chi tiết: Thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Để tiết kiệm thời gian thực hiện các thủ tục này, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm thẻ tạm trú của ketoantructuyen.net – chi phí trọn gói chỉ từ 10.000.000 đồng và thời gian hoàn thành từ 10 – 15 ngày làm việc.