Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh Khác Tỉnh

Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Xem ngay: Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh và những lưu ý cần biết sau khi mở địa điểm kinh doanh khác tỉnh tại bài viết này của ketoantructuyen.net.

Khi doanh nghiệp hoạt động và phát triển, việc mở thêm địa điểm kinh doanh là rất quan trọng. Việc đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh là lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định và thủ tục liên quan đến vấn đề này. Chính vì vậy, ketoantructuyen.net sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin cần thiết về thủ tục và quy định liên quan đến việc thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh trong bài viết này.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua bán hàng hóa. Đây là đơn vị chịu sự quản lý và điều hành của doanh nghiệp, thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc chi nhánh quản lý.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác với trụ sở chính. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể mở địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính.

Bài viết này sẽ tập trung làm rõ thủ tục và những lưu ý khi mở địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh được chia thành 3 bước chính:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

➨ Về cách đặt tên địa điểm kinh doanh:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Doanh nghiệp cũng có thể đặt thêm tên tiếng Anh hoặc tên viết tắt cho địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Nếu Công ty TNHH ABC, thì tên của địa điểm kinh doanh sẽ là Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH ABC.

➨ Về địa chỉ của địa điểm kinh doanh:

  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại các chung cư và khu nhà tập thể.
  • Nếu địa chỉ là chung cư có chức năng kinh doanh, cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc địa chỉ đó được phép kinh doanh thương mại, dịch vụ.

➨ Về ngành nghề kinh doanh:

Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh sẽ dựa vào ngành, nghề chính của doanh nghiệp mẹ hoặc chi nhánh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân được ủy quyền thực hiện thủ tục.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Lưu ý:

Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cần có các thông tin như:

  • Mã số thuế công ty hoặc mã số thuế của chi nhánh.
  • Tên doanh nghiệp hoặc tên chi nhánh.
  • Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc địa chỉ của chi nhánh.
  • Tên của địa điểm kinh doanh.
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
  • Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh.
  • Thông tin cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện pháp luật công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh sẽ ký tên vào hồ sơ.

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cơ quan quản lý

Hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp hoặc nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động, hoặc qua đường bưu điện.

Những lưu ý cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

  1. Địa điểm kinh doanh thành lập khác tỉnh, nên cơ quan quản lý thuế sẽ là Chi cục Thuế nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh.
  2. Sau khi có giấy phép địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lập và nộp tờ khai lệ phí môn bài, đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh. Mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm và 500.000 đồng đối với địa điểm thành lập trong 6 tháng cuối năm.
  3. Nếu địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động, doanh nghiệp cần làm văn bản đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh và nộp cho cơ quan quản lý thuế để xác nhận.
  4. Nếu địa điểm kinh doanh có phát sinh hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng chung hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm, gửi thông báo phát hành hóa đơn và nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi đặt địa điểm.
  5. Doanh nghiệp phải treo bảng hiệu tại địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

1. Có được thành lập địa điểm kinh doanh ở địa chỉ là chung cư không?

Doanh nghiệp không được đăng ký địa điểm kinh doanh tại các chung cư và khu nhà tập thể chỉ có chức năng để ở. Nếu chung cư có chức năng kinh doanh, cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc địa chỉ đó được phép kinh doanh thương mại, dịch vụ.


2. Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh ở đâu?

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở của địa điểm kinh doanh.


3. Địa điểm kinh doanh có cần phải kê khai thuế và đóng thuế không?

Có. Địa điểm kinh doanh cần nộp tờ khai và đóng tiền thuế môn bài theo đúng quy định, mặc dù hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ/chi nhánh.

>> Tham khảo thêm: Cách kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.


Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Nguyễn Trang – Phòng Pháp lý ketoantructuyen.net

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất! DANH SÁCH CÔNG TY

0946724666
Contact