Cách Kê Khai Thuế GTGT Cho Địa Điểm Kinh Doanh Khác Tỉnh

Cách Kê Khai Thuế GTGT Cho Địa Điểm Kinh Doanh Khác Tỉnh

Xem ngay bài viết để biết phương pháp kê khai, tính thuế GTGT của địa điểm kinh doanh khác tỉnh cũng như cách nộp thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

I. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Từ ngày 01/01/2022, Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính đã chính thức có hiệu lực, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh. Việc kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) có nhiều điểm mới quan trọng mà người nộp thuế cần chú ý.

Dưới đây, Kế Toán Trực Tuyến sẽ hướng dẫn cụ thể về cách kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

II. Các trường hợp kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, có 3 trường hợp kê khai thuế GTGT:

1. Kê khai tại nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh;

2. Kê khai chung với trụ sở chính và phân bổ số thuế phải nộp cho địa bàn tỉnh nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh;

3. Kê khai chung với trụ sở chính mà không cần phân bổ thuế phải nộp.

Mỗi trường hợp có quy định riêng và sẽ được làm rõ trong các mục dưới đây.

1. Kê khai tại nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh

Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020, các hoạt động kinh doanh cần kê khai theo trường hợp này bao gồm:

  • Hoạt động xây dựng dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT;
  • Hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng;
  • Hoạt động sản xuất điện.

2. Kê khai tập trung tại trụ sở chính và phân bổ số thuế phải nộp cho địa bàn tỉnh nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021, các hoạt động kinh doanh phải kê khai theo trường hợp này bao gồm:

  • Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
  • Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng;
  • Hoạt động xây dựng, trừ trường hợp không thành lập đơn vị phụ thuộc; giá trị công trình xây dựng (bao gồm cả thuế VAT) dưới 1 tỷ đồng;
  • Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất, trừ cơ sở sản xuất điện và nếu cơ sở sản xuất này của doanh nghiệp siêu nhỏ thì cũng không phải nộp Bảng phân bổ;
  • Hoạt động của nhà máy thủy điện nằm ở nhiều tỉnh.

3. Kê khai tập trung tại trụ sở chính mà không phải nộp bảng phân bổ số thuế phải nộp

Các loại hình kinh doanh không thuộc 2 trường hợp trên sẽ kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính mà không cần phân bổ số thuế.

Ví dụ: Các hoạt động kinh doanh như thực phẩm, quần áo… sẽ hạch toán phụ thuộc, kê khai tại trụ sở chính.

Kết luận:

Tóm lại, việc kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh được thực hiện như sau:

  • Khai thuế GTGT riêng cho địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh nếu là nơi đặt nhà máy sản xuất điện hoặc nơi xây dựng dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT.
  • Khai thuế GTGT của địa điểm kinh doanh chung với trụ sở chính, đồng thời lập bảng phân bổ thuế cho địa điểm kinh doanh nếu là nơi diễn ra hoạt động xổ số điện toán hoặc nhà máy, cơ sở sản xuất (trừ nhà máy sản xuất điện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ).
  • Khai thuế GTGT chung với trụ sở chính và không phải nộp bảng phân bổ thuế cho các trường hợp còn lại.

III. Phương pháp kê khai thuế GTGT của từng trường hợp


1. Kê khai tại cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh

Hiện tại, cơ quan thuế không cấp mã số thuế 13 cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh. Do đó, việc kê khai thuế cho địa điểm này sẽ thông qua tài khoản thuế điện tử của trụ sở chính.

Để nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế khác với cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, doanh nghiệp cần đăng ký địa bàn vãng lai:

  • Cách đăng ký địa bàn vãng lai:➢ Bước 1: Đăng nhập tài khoản doanh nghiệp trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (tài khoản thuế của trụ sở chính);➢ Bước 2: Chọn Khai Thuế → Đăng ký địa bàn vãng lai → Chọn cơ quan thuế đăng ký địa bàn vãng lai (là cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh khác tỉnh);

    ➢ Bước 3: Chọn “Đăng ký”;

➢ Bước 4: Sau khi đăng ký địa bàn vãng lai, doanh nghiệp cần nộp tờ khai vãng lai;

➢ Bước 5: Tiến hành nộp tờ khai như bình thường.


2. Kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh khai tập trung tại trụ sở chính đồng thời nộp bảng phân bổ thuế

2.1 Đối với địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động xổ số điện toán

2.1.1. Các tính số thuế phân bổ

Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm

=

Tổng số thuế GTGT phải nộp

x

Doanh thu bán vé của từng ĐĐKD

Tổng doanh thu bán vé

Ví dụ:

Tổng doanh thu bán vé trong kỳ: 100.000.000;

Doanh thu của địa điểm kinh doanh là: 40.000.000;

Tổng số thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 5.000.000;

➥ Thuế GTGT phân bổ cho địa điểm kinh doanh: 5.000.000 x (40.000.000 / 100.000.000) = 2.000.000.

2.1.2. Cách lập tờ khai thuế GTGT

NNT khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu 01/GTGT, kèm phụ lục 01-3/GTGT (Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).

(Mẫu 01-3_GTGT)

2.2 Đối với địa điểm kinh doanh là nhà máy, cơ sở sản xuất:

2.2.1. Các tính số thuế phân bổ

➤ Phương pháp 1:

Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm

=

Doanh