Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng cho các trường hợp như mất, hỏng hoặc thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở, địa điểm kinh doanh trên giấy phép VSATTP.
Các trường hợp xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP, các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Trường hợp 1: Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất hoặc hỏng;
- Trường hợp 2: Cấp lại giấy chứng nhận do thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, hoặc quy trình sản xuất;
- Trường hợp 3: Cấp lại giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, hoặc quy trình sản xuất;
- Trường hợp 4: Cấp lại chứng nhận do thay đổi địa điểm sản xuất hoặc bổ sung quy trình sản xuất;
- Trường hợp 5: Cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi đã hết hạn.
Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp lại giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có sự khác biệt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Cụ thể như sau:
➤ Trường hợp 1: Cấp lại giấy phép VSATTP do bị mất hoặc hỏng
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
➤ Trường hợp 2 và 3: Cấp lại giấy chứng nhận VSATTP do thay đổi tên cơ sở hoặc thay đổi chủ cơ sở
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận).
Lưu ý:
Đối với trường hợp 3 (thay đổi chủ cơ sở), cần bổ sung giấy khám sức khỏe và giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ mới.
>> TẢI MIỄN PHÍ:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (mẫu 01b).
➤ Trường hợp 4 và 5: Cấp lại giấy phép VSATTP do thay đổi địa điểm sản xuất hoặc giấy chứng nhận hết hiệu lực
Hồ sơ và quy trình cấp lại giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trường hợp này tương tự như cấp giấy chứng nhận lần đầu. Bạn có thể tham khảo chi tiết và tải mẫu miễn phí tại bài viết:
>>
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm – Thủ tục, hồ sơ.
Quy trình, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Quy trình xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm 3 bước chính:
➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo từng trường hợp đã nêu trên.
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Ban quản lý An toàn thực phẩm – Sở Công thương; Cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể nộp hồ sơ bằng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (VNPost);
- Cách 2: Nộp trực tiếp tại Ban quản lý An toàn thực phẩm thuộc Sở Công thương theo địa chỉ cụ thể tùy theo từng tỉnh, thành phố.
➤ Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
Thời gian cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc có cần thẩm định lại cơ sở hay không:
- Khoảng 5 ngày làm việc đối với các trường hợp không cần thẩm định lại;
- Gần 3 tháng cho các trường hợp cần thẩm định trực tiếp.
Dịch vụ cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm tại Kế Toán Trực Tuyến
Kế Toán Trực Tuyến hiện cung cấp dịch vụ xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc. Chi phí dịch vụ cho từng trường hợp như sau:
Trường hợp cấp lại giấy VSATTP | Giá dịch vụ (*) | Thời gian hoàn thành |
Cấp lại giấy phép do bị mất, hư hỏng | Từ 3.500.000 đồng | Trong 5 ngày làm việc |
Cấp lại giấy phép do thay đổi tên cơ sở | ||
Cấp lại giấy phép do thay đổi tên chủ cơ sở | ||
Cấp lại giấy phép do thay đổi địa chỉ cơ sở | Từ 4.000.000 đồng | 15 – 20 ngày làm việc |
Thông tin khách hàng cần cung cấp cho ketoantructuyen.net | ||
Khách hàng chỉ cần cung cấp 2 thông tin cơ bản:
|
(*) Chi phí dịch vụ có thể thay đổi tùy vào từng khu vực và mô hình kinh doanh.
GỌI NGAY
————–
Tham khảo thêm các dịch vụ làm giấy phép VSATTP cho nhiều lĩnh vực như:
- Giấy chứng nhận VSATTP hộ kinh doanh cá thể;
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn;
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho trường mầm non;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho căng tin;
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm – Đối với nhiều lĩnh vực khác.
Với hơn 16 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý, ketoantructuyen.net cam kết hỗ trợ khách hàng trong việc xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Các câu hỏi liên quan đến thủ tục cấp lại giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Các trường hợp cấp lại giấy an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
- Làm mất hoặc làm hỏng giấy phép VSATTP;
- Thay đổi thông tin trên giấy phép (tên cơ sở, địa chỉ, chủ cơ sở…);
- Thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất hoặc giấy chứng nhận hết hiệu lực.
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm?
Thủ tục xin cấp lại giấy phép VSATTP bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu