Tư vấn cách thay đổi/bổ sung tên tiếng Anh, tên viết tắt công ty

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục và hồ sơ cần thiết để thay đổi hoặc bổ sung tên tiếng Anh và tên viết tắt của công ty, cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện.

Tên tiếng Anh và tên viết tắt của doanh nghiệp là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bao gồm: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài (tên tiếng Anh) và tên viết tắt. Cụ thể:

  • Tên tiếng Việt bao gồm tên riêng và loại hình doanh nghiệp.
  • Tên tiếng nước ngoài là bản dịch từ tên tiếng Việt, có thể giữ nguyên tên riêng hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.
  • Tên viết tắt được hình thành từ tên tiếng Việt hoặc bằng tên tiếng Anh.

Ví dụ:

Nếu tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt là Công ty TNHH Việt Ý, thì tên tiếng Anh sẽ là Viet Y Company Limited và tên viết tắt là Viet Y CO.,LTD.

(*) Không bắt buộc doanh nghiệp phải có tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

————

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chi tiết để bổ sung hoặc thay đổi tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty.

Nếu bạn cần tìm hiểu cách thay đổi tên riêng của công ty, hãy tham khảo bài viết: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi/bổ sung tên tiếng Anh và tên viết tắt công ty

Thủ tục thay đổi hoặc bổ sung tên tiếng Anh và tên viết tắt của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty

Hồ sơ thay đổi tên công ty (bao gồm tên tiếng Anh và tên viết tắt) cần có:

  1. Thông báo về việc thay đổi tên tiếng Anh và tên viết tắt của doanh nghiệp.
  2. Quyết định và biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần).
  3. Quyết định và biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  4. Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi tên tiếng Anh và tên viết tắt (đối với công ty TNHH 1 thành viên).
  5. Giấy ủy quyền nếu người đại diện pháp luật không tự nộp hồ sơ.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Thông báo về việc thay đổi tên tiếng Anh và tên viết tắt.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở bằng một trong hai cách:

Lưu ý:

Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn đều yêu cầu nộp hồ sơ online để đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm chi phí.

➨ Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh mới

Trong khoảng từ 3 đến 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh mới với tên tiếng Anh và tên viết tắt mới nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

————

Việc thay đổi tên tiếng Anh và tên viết tắt công ty có nhiều vấn đề cần lưu ý, như tra cứu tên thay đổi để tránh trùng lặp với công ty khác, cách dịch tên tiếng Anh cho phù hợp với quy định…

Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp tại ketoantructuyen.net, với mức phí chỉ 500.000 đồng, bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh mới trong 3 ngày!

Tham khảo thêm:

>> Quy định về đặt tên doanh nghiệp;

>> Hướng dẫn tra cứu thông tin doanh nghiệp.


GỌI NGAY

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty

1. Tên viết tắt phải có tên loại hình công ty

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp, tên doanh nghiệp phải có đủ hai thành tố gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Do đó, tên viết tắt cũng cần đầy đủ các thông tin này.

Lưu ý:

  • JSC là viết tắt của công ty cổ phần.
  • CO.,LTD là viết tắt của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ví dụ:

  • Công ty TNHH Việt Á thì tên tiếng Anh sẽ là Viet A Company Limited, tên viết tắt là Viet A CO.,LTD.
  • Công ty CP Hưng Hòa thì tên tiếng Anh sẽ là Hung Hoa Joint Stock Company, tên viết tắt là Hung Hoa JSC.

2. Tên viết tắt không được trùng hoặc gây nhầm lẫn

Theo Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng lặp với tên viết tắt của doanh nghiệp đã được đăng ký trên toàn quốc, ngoại trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.

Trước khi thay đổi tên viết tắt, bạn cần truy cập Cổng thông tin quốc gia để kiểm tra tên viết tắt có bị trùng hay không.

3. Quy định về cách đặt tên tiếng Anh

Theo Khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp phải được in và viết với kích thước chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt tại trụ sở, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc trên các giấy tờ và tài liệu khác. Điều này có nghĩa là tên tiếng nước ngoài chỉ được sử dụng như tên phụ.

4. Làm bảng hiệu mới có tên tiếng Anh của công ty

Khi tiến hành thay đổi tên tiếng Anh, bạn cần làm bảng hiệu mới với thông tin mới tại trụ sở chính hoặc chi nhánh.

5. Xử lý hóa đơn cũ và thông báo phát hành hóa đơn điện tử mới

Sau khi thay đổi hoặc bổ sung tên, doanh nghiệp cần xử lý hóa đơn cũ và thông báo phát hành hóa đơn điện tử mới. Có hai cách điều chỉnh như sau:

  • Cách 1: Liên hệ với đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử để điều chỉnh tên và sau đó nộp mẫu TB04/AC – thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn.
  • Cách 2: Liên hệ đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử để điều chỉnh tên, hủy hóa đơn cũ và làm thông báo phát hành hóa đơn với tên mới.

>> Xem thêm:Lưu ý sau khi thay đổi tên công ty.

Những câu hỏi liên quan đến thủ tục thay đổi tên công ty

1. Chi phí thay đổi tên công ty (tên tiếng Anh, tên viết tắt) là bao nhiêu?

Tổng chi phí dịch vụ thay đổi tên công ty tại ketoantructuyen.net là 1.400.000 đồng – bạn sẽ có giấy phép kinh doanh mới sau 3 ngày, cam kết không phát sinh chi phí.

>> Tham khảo chi tiết:Dịch vụ thay đổi tên công ty/doanh nghiệp.


2. Thay đổi/bổ sung tên tiếng Anh, tên viết tắt công ty có thể thực hiện đồng thời không?

Doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục thay đổi/bổ sung tên tiếng Anh và tên viết tắt cùng lúc. Tham khảo hồ sơ thay đổi tên công ty (tên tiếng Anh, tên viết tắt) trong bài viết:

>> Thủ tục thay đổi tên tiếng Anh và tên viết tắt cho công ty.


3. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty là gì?

Để quá trình thực hiện thủ tục thay đổi hoặc bổ sung tên tiếng Anh, tên viết tắt diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, doanh nghiệp cần lưu ý 5 vấn đề:

  1. Quy định về cách đặt tên tiếng Anh.
  2. Tên viết tắt phải có tên loại hình công ty.
  3. Tên viết tắt không được trùng hoặc gây nhầm lẫn.
  4. Làm bảng hiệu mới có tên tiếng Anh của công ty.
0946724666
Contact