Bạn có biết trường hợp nào cần thay đổi Giấy phép Kinh doanh? Thủ tục và hồ sơ cần thiết là gì? Sự khác biệt giữa việc nộp hồ sơ giấy và nộp trực tuyến? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
7 trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh
Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển và thay đổi trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cần thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy ĐKKD. Các trường hợp cần thay đổi bao gồm:
Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty.
Thay đổi đại diện pháp luật.
Lưu ý: Trong trường hợp Giấy phép Kinh doanh bị mất hoặc rách, doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thay đổi. Chỉ cần cập nhật một số thông tin như số điện thoại, email, website hoặc số fax để được cấp lại Giấy phép Kinh doanh.
Thủ tục, hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh bằng hồ sơ giấy
Để thực hiện thủ tục thay đổi thông tin GPKD theo phương pháp truyền thống (nộp hồ sơ giấy trực tiếp), bạn cần chuẩn bị các thủ tục và hồ sơ như sau:
1. Thay đổi tên doanh nghiệp
Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc thay đổi tên doanh nghiệp;
Thông báo mẫu dấu;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
TẢI MIỄN PHÍ Mẫu thông báo thay đổi tên doanh nghiệp.
2. Thay đổi địa chỉ
Hồ sơ thay đổi địa chỉ sẽ có một số điểm khác biệt tùy thuộc vào trường hợp khác tỉnh, cùng tỉnh, khác quận hoặc tùy vào loại hình doanh nghiệp. Chi tiết như sau:
HỒ SƠ |
THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY |
|||
KHÁC TỈNH/KHÁC QUẬN |
CÙNG TỈNH/CÙNG QUẬN |
|||
CÔNG TY CỔ PHẦN |
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN |
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN |
||
Thông báo thay đổi GPKD |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
Thông báo mẫu dấu |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ khác chủ sở hữu/đại diện theo pháp luật) |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
Điều lệ công ty |
✓ |
|||
Danh sách cổ đông, thành viên công ty |
✓ |
|||
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ |
✓ |
✓ |
✓ |
|
Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ |
✓ |
✓ |
TẢI MIỄN PHÍ Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ công ty.
3. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc thay đổi ngành nghề;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
TẢI MIỄN PHÍ Mẫu thông báo thay đổi bổ sung ngành nghề.
4. Tăng, giảm vốn điều lệ
Thông báo thay đổi vốn điều lệ;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Thông báo cập nhật số điện thoại (nếu công ty chưa cập nhật);
Giấy xác nhận việc góp vốn của các thành viên mới (nếu có);
CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên mới;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
TẢI NGAY Mẫu thông báo thay đổi vốn điều lệ.
5. Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty
Biên bản họp hội đồng thành viên;
Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên;
Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD;
Danh sách thông tin thành viên dự kiến thay đổi;
Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
TẢI MIỄN PHÍ Mẫu thông báo thay đổi thành viên công ty.
6. Thay đổi đại diện pháp luật
Thông báo thay đổi người đại diện pháp luật;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện pháp luật;
CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật dự kiến thay đổi;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
TẢI MIỄN PHÍ Mẫu thông báo thay đổi đại diện pháp luật và mẫu quyết định.
7. Thay đổi loại hình công ty:
Hồ sơ thay đổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp chuyển đổi.
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu