Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập – Mới nhất

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì? Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh có vốn Việt Nam, chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài.


Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị thuộc doanh nghiệp, nhưng có chế độ tài chính hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Điều này có nghĩa là chi nhánh có quyền:

  • Tự xác định chi phí và thu nhập tính thuế;
  • Tự thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi chép trong sổ kế toán riêng;
  • Kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài;
  • Kê khai và quyết toán thuế TNDN;
  • Lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm tại chi nhánh;
  • Có con dấu riêng, mã số thuế 13 số, sử dụng hóa đơn và tài khoản ngân hàng riêng;
  • Phòng kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị kế toán theo Luật Kế toán.

Như vậy, chi nhánh hạch toán độc lập hoạt động như một doanh nghiệp bình thường, nhưng vào cuối năm tài chính, công ty mẹ phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất và nộp cho cơ quan thuế của trụ sở chính.


Thủ tục, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập



1. Quy trình thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn Việt Nam


➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.

Bộ hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn Việt Nam gồm các giấy tờ:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập (*);
  2. Hộ chiếu/CCCD người đứng đầu chi nhánh (bản sao);
  3. Quyết định bổ nhiệm/hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh (bản sao);
  4. Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  5. Quyết định thành lập chi nhánh hạch toán độc lập của chủ sở hữu/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.

TẢI MIỄN PHÍ:

>
Hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán độc lập công ty TNHH;

>
Hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán độc lập công ty cổ phần.

(*): Tại mục “Thông tin đăng ký thuế”, doanh nghiệp cần chọn hình thức “hạch toán độc lập” và “có báo cáo tài chính hợp nhất” nếu thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất.

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính bằng cách nộp trực tiếp hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➤ Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán độc lập.

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy phép kinh doanh chi nhánh. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

➤ Bước 4: Nộp hồ sơ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế chi nhánh.

Sau khi có giấy phép hoạt động chi nhánh, người đứng đầu cần thực hiện khai thuế và nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.

Tham khảo:
Cách kê khai thuế môn bài cho chi nhánh hạch toán độc lập.

2. Quy trình thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh có vốn nước ngoài.

Bộ hồ sơ mở chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài gồm các giấy tờ:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài;
  2. Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  3. Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên;
  4. Bản sao công chứng:
    • Hộ chiếu/CCCD người đứng đầu chi nhánh;
    • Điều lệ hoạt động của chi nhánh công ty có vốn nước ngoài;
    • Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của công ty;
    • Quyết định bổ nhiệm/hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh;
    • BCTC có kiểm toán/văn bản xác nhận nghĩa vụ thuế năm tài chính gần nhất;
    • Hợp đồng thuê hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất làm trụ sở chi nhánh.

Lưu ý: Toàn bộ giấy tờ, tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và được chứng thực.

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Bộ Công thương.

➤ Bước 3: Chờ nhận kết quả.

Đối với trường hợp thông thường:

  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: từ 3 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung (tối đa 1 lần);
  • Nếu hồ sơ hợp lệ: từ 7 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép hoạt động chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với trường hợp cần gửi hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Quản lý chuyên ngành:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: từ 10 – 15 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ gửi văn bản xin ý kiến đến Bộ Quản lý chuyên ngành, sau khi có phản hồi sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: từ 5 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ thông báo bằng văn bản.

Tham khảo:
Thủ tục thành lập chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài.

Lưu ý: Chi nhánh hạch toán độc lập của công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục kê khai thuế môn bài tại cơ quan thuế chi nhánh ngay sau khi có giấy phép.

————

Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài phức tạp hơn so với vốn Việt Nam. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ thành lập chi nhánh có vốn nước ngoài tại ketoantructuyen.net:

  • Từ 5 ngày làm việc có giấy phép hoạt động chi nhánh và con dấu riêng;
  • Phí dịch vụ: 3.000.000 đồng – Cam kết không phát sinh chi phí!


GỌI NGAY

Thủ tục cần thực hiện sau khi mở chi nhánh hạch toán độc lập




1. Mua chữ ký số cho chi nhánh độc lập

Chi nhánh hạch toán độc lập cần thực hiện các thủ tục qua mạng như giao dịch ngân hàng, ký hợp đồng trực tuyến, đóng bảo hiểm xã hội… do đó, việc sở hữu chữ ký số là rất cần thiết.

Lưu ý: Sau khi mua chữ ký số, chi nhánh cần đăng ký với cơ quan thuế và được xác nhận bởi ngân hàng.

————

Chi nhánh có thể tham khảo mua token của Viettel – nhà cung cấp chữ ký số chất lượng nhất với 3 gói dịch vụ tiết kiệm:

Gói/Thời hạn Giá (đã bao gồm VAT)