Quy định về lưu trữ hồ sơ mới nhất: các loại tài liệu – hồ sơ lưu trữ, thời gian lưu trữ chứng từ kế toán – hồ sơ trong doanh nghiệp, xử phạt vi phạm lưu trữ hồ sơ
I. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ theo Điều 11 của Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Thông tư 10/2022/TT-BNV;
- Điều 12, Điều 13, Điều 14 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
II. Các loại tài liệu, hồ sơ có trong doanh nghiệp
Mỗi tài liệu, hồ sơ của doanh nghiệp đều có một giá trị và mục đích sử dụng riêng. Để thuận tiện cho công tác quản lý và theo dõi hồ sơ thì doanh nghiệp cần phân loại chúng theo từng nhóm, bao gồm:
1. Tài liệu, hồ sơ, giấy tờ hành chính văn phòng
- Công văn, nghị định, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị của ban lãnh đạo;
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp (*);
- Tài liệu tham khảo để mua sắm thiết bị văn phòng, hàng hóa;
- Báo cáo tổng kết hoạt động hàng tháng, hàng quý, hàng năm của doanh nghiệp.
(*): Bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh, biên bản họp, quyết định của hội đồng thành viên, giấy phép quyết định thành lập xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng (nếu có).
2. Hồ sơ, tài liệu về nhân sự
- Các quyết định, bổ nhiệm bầu cử ban lãnh đạo, vị trí quản lý;
- Hồ sơ tuyển dụng: kế hoạch tuyển dụng, thông tin đăng tuyển dụng;
- Hồ sơ nhân viên trong công ty: sơ yếu lý lịch, bằng cấp, hợp đồng lao động, giấy tờ về bảo hiểm;
- Quy định về lương, thưởng, phụ cấp, quyết định tăng lương, khen thưởng nhân viên.
>> Tham khảo thêm:
Quy chế lương thưởng cho người lao động.
3. Tài liệu về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Kế hoạch và chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty;
- Bảng tổng kết đánh giá về những thành tựu đạt được của các chiến lược kinh doanh;
- Các hợp đồng kinh tế, thương mại và mua bán hàng hóa;
- Biên bản thỏa ước về kế hoạch hợp tác kinh doanh, hình thức phân chia lợi nhuận.
4. Các loại hồ sơ, tài liệu về tài chính kế toán
- Kiểm kê tài sản;
- Dự toán, quyết toán kinh phí;
- Kế hoạch thu chi và chứng từ sổ sách kế toán;
- Các loại báo cáo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
- Các văn bản, thông tư, nghị định hướng dẫn về chế độ kế toán.
III. Quy định về thời gian lưu trữ chứng từ kế toán, hồ sơ trong doanh nghiệp
Tùy thuộc vào giá trị của tài liệu mà quy định về thời hạn lưu trữ tài liệu, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ khác nhau. Có những tài liệu chỉ cần đơn vị lưu trữ 5 năm hoặc cho đến khi tài liệu hết giá trị, hiệu lực. Song, cũng có những tài liệu đơn vị cần lưu trữ với thời hạn có thể lên đến 10 năm, 20 năm hoặc là vĩnh viễn. Cụ thể như sau:
1. Đối với nhóm tài liệu, hồ sơ, giấy tờ hành chính văn phòng
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ | Thời hạn lưu giữ | |
Biên bản họp | 10 năm | |
Điều lệ và các quy chế quản lý nội bộ của công ty | Vĩnh viễn |
2. Đối với nhóm tài liệu, hồ sơ tài chính kế toán
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ | Thời hạn lưu giữ | |
Chứng từ kế toán được sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính | 10 năm | |
Các loại chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính | 5 năm | |
Kế hoạch, báo cáo công tác tài chính và kế toán | Dài hạn và hàng năm | Vĩnh viễn |
6 tháng và 9 tháng | 20 năm | |
Quý, tháng | 5 năm | |
Hồ sơ, tài liệu về việc chuyển nhượng, bàn giao và thanh lý tài sản cố định | Nhà đất | Vĩnh viễn |
Tài sản khác | 20 năm |
3. Đối với nhóm tài liệu, hồ sơ về nhân sự
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ | Thời hạn lưu giữ | |
Các quyết định, bổ nhiệm bầu cử ban lãnh đạo, vị trí quản lý:
|
5 năm |
4. Đối với nhóm tài liệu về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ |
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu