Thang lương và bảng lương là gì? Các quy định và cách xây dựng thang bảng lương theo vị trí việc làm mới nhất.
I. Thang bảng lương là gì?
1. Thang lương là gì?
Thang lương là hệ thống được xây dựng từ ngạch lương, bậc lương và nhóm lương đã được quy định sẵn. Hệ thống này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện việc trả lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động. Thang lương giúp nhà quản lý phân loại hiệu quả từng nhóm lao động và năng lực làm việc, từ đó tạo ra sự công bằng và minh bạch trong việc thanh toán lương.
2. Bảng lương là gì?
Bảng lương là bảng tổng hợp số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, bao gồm lương cơ bản, thưởng, phụ cấp và các khoản trợ cấp khác trong một khoảng thời gian xác định.
II. Quy định về thang bảng lương doanh nghiệp
1. Quy định xây dựng thang bảng lương
- Tất cả doanh nghiệp đều phải xây dựng thang bảng lương và định mức lao động làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng lao động và thỏa thuận mức lương theo công việc.
- Mức lao động cần phải đảm bảo đạt yêu cầu cho số đông người lao động thực hiện mà không kéo dài thời gian làm việc bình thường và cần được thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức.
- Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở, nếu có, trong việc xây dựng thang lương và bảng lương.
- Thang lương và bảng lương cần phải được công bố công khai tại nơi làm việc để người lao động nắm rõ.
Tham khảo thêm: Quy định về lương, thưởng, phụ cấp cho NLĐ.
2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống thang bảng lương
- Doanh nghiệp cần căn cứ vào tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để quyết định thang lương cho từng loại lao động.
- Bội số của thang bảng lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương cho công việc có trình độ chuyên môn cao nhất và mức lương cho công việc có trình độ thấp nhất.
- Mức lương tối thiểu được xác định theo vùng, phải đảm bảo cho người lao động được nhận khi làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện làm việc bình thường.
- Cần đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử trong việc xếp lương, nâng bậc lương.
- Doanh nghiệp cần rà soát lại thang bảng lương khi có sự thay đổi quy định của nhà nước để đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với thực tế.
- Thang bảng lương cần được công bố công khai tại nơi làm việc.
3. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương bao gồm:
- Hệ thống thang bảng lương;
- Quyết định xây dựng thang bảng lương;
- Biên bản lấy ý kiến thang bảng lương;
- Bảng quy định các điều kiện tiêu chuẩn chức vụ.
III. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương – Tham khảo mẫu thang bảng lương
Dưới đây là mẫu thang bảng lương theo vị trí việc làm:
Mặc dù không có quy định giới hạn số bậc lương tối đa, tuy nhiên doanh nghiệp cần xây dựng ít nhất 2 bậc lương trong thang bảng lương. Người lao động mới sẽ áp dụng bậc 1 và sau đó có thể nâng lên bậc lương tiếp theo khi đủ điều kiện.
Doanh nghiệp sẽ phân loại các nhóm công việc và chức danh để áp dụng các bậc lương khác nhau:
➤ Đối với bậc 1: Doanh nghiệp tự xác định mức lương tối thiểu cho bậc 1, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Mặc dù Nghị định 38/2022/NĐ-CP không quy định khoảng cách chênh lệch giữa các bậc lương, nhưng doanh nghiệp có thể tự quyết định mức chênh lệch giữa các bậc lương phù hợp với thực tế.
IV. Mức phạt liên quan đến việc xây dựng hệ thống thang bảng lương
Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt cho vi phạm quy định về tiền lương như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không công bố thang lương, bảng lương công khai tại nơi làm việc.
- Không xây dựng hoặc áp dụng thử thang lương, bảng lương trước khi ban hành chính thức.
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động trong việc xây dựng thang lương.
- Không thông báo bảng kê trả lương hoặc thông báo không đúng quy định.
- Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt đối xử trong công việc có giá trị tương đương.
Người sử dụng lao động cần có trách nhiệm xây dựng và công khai thang bảng lương, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định.
V. Các câu hỏi liên quan đến quy định xây dựng thang bảng lương
1. Thang bảng lương có phải nộp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hay không?
Người sử dụng lao động không cần đăng ký thang bảng lương với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Chỉ cần công bố và lưu tại doanh nghiệp.
2. Công ty xây dựng thang bảng lương có 6 nhóm nghề, mỗi nhóm 7 bậc. Vậy khi NLĐ đang ở bậc cao nhất thì bậc tiếp theo phải xây dựng như thế nào và có cần điều chỉnh mức đóng BHXH không?
Khi NLĐ ở bậc cao nhất, công ty có thể xây dựng bậc tiếp theo tùy thuộc vào mức độ quản lý hoặc chức danh yêu cầu thay đổi mức lương. Khi tăng bậc, doanh nghiệp cần làm thủ tục điều chỉnh tăng mức đóng với cơ quan bảo hiểm.
Thanh Tuyền – Phòng Kế Toán Trực Tuyến
Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu