3 trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động

Khi nào người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động? Thủ tục trả giấy phép lao động. Mức phạt khi người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động.


Trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động (work permit)

Việc thu hồi giấy phép lao động (trả giấy phép lao động) là một quy trình bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện khi người lao động nước ngoài không còn đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp mà người lao động nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động được quy định như sau:


➤ Trường hợp 1: Giấy phép lao động hết hiệu lực, bao gồm các trường hợp cụ thể sau:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giấy phép lao động đã hết thời hạn;
  • Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp;
  • Nội dung của Hợp đồng Lao động không phù hợp với giấy phép lao động đã cấp;
  • Hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài chấm dứt hoặc hết thời hạn;
  • Đối tác nước ngoài thông báo ngừng cử lao động sang Việt Nam;
  • Tổ chức hoặc doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài giải thể.

➤ Trường hợp 2: Người sử dụng lao động hoặc lao động nước ngoài vi phạm các quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

➤ Trường hợp 3: Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, lao động nước ngoài không tuân thủ pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Do đó, nếu thuộc một trong ba trường hợp trên, người lao động nước ngoài chắc chắn sẽ bị thu hồi giấy phép lao động.

Quy trình, thủ tục thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài

Tùy thuộc vào từng trường hợp, thủ tục thu hồi giấy phép lao động (trả giấy phép lao động) của người nước ngoài sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, quy trình này thường do người sử dụng lao động thực hiện và cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Dưới đây là quy trình thu hồi giấy phép lao động theo từng trường hợp cụ thể:

➤ Trường hợp 1 – Giấy phép lao động hết hiệu lực

Quy trình thu hồi giấy phép lao động sẽ được thực hiện qua các bước như sau:

Trình tự Nội dung thực hiện
Bước 1 Người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của lao động nước ngoài.
Bước 2 Nộp hồ sơ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động.
Bước 3 Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động.

(*): Chi tiết hồ sơ thu hồi giấy phép lao động gồm:

  • Bản gốc giấy phép lao động của người nước ngoài đã được cấp;
  • Văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.

Thời hạn nộp hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động phải thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài và tiến hành nộp hồ sơ.

Thời gian giải quyết hồ sơ: Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trả văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động cho người sử dụng lao động.

➤ Đối với trường hợp 2 và 3

Đối với hai trường hợp này, quy trình thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài được thực hiện như sau:

Trình tự Nội dung thực hiện
Bước 1 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo mẫu số 13/PLI và thông báo cho đơn vị sử dụng lao động.
Bước 2 Đơn vị sử dụng lao động tiến hành thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài.
Bước 3 Nộp lại giấy phép lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép.
Bước 4 Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động.

Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm quyền thông báo thu hồi giấy phép lao động, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành nộp lại giấy phép lao động.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được giấy phép lao động đã thu hồi.

Xem thêm:

>> Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài;

>> Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.

———-

Trong trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục sử dụng lao động nước ngoài, cần thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

Tuy nhiên, luật quy định rằng giấy phép lao động chỉ được phép gia hạn tối đa 1 lần. Sau lần gia hạn duy nhất này, nếu muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài bắt buộc phải xin cấp lại giấy phép lao động (tương tự như lần cấp đầu tiên).

Tùy vào từng trường hợp, bạn có thể tham khảo dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến để rút ngắn thời gian làm thủ tục với cơ quan chức năng.

Chi phí tham khảo: Từ 6.000.000 đồng (tùy thuộc vào dịch vụ cấp mới, cấp lại hay gia hạn và trường hợp hồ sơ cụ thể mà chi phí có thể thay đổi).

Xem chi tiết:

>> Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.

>> Dịch vụ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

GỌI NGAY

Mức phạt khi