Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì? Liệu các cơ sở này có cần xin giấy phép an toàn thực phẩm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ được xác định như sau:
- Cơ sở đã đăng ký hộ kinh doanh cá thể bởi cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Cơ sở không được cấp một trong ba loại giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, những đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể hiện nay bao gồm cá nhân và các thành viên của hộ gia đình.
Do đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có thể là:
- Cơ sở do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ và được cấp giấy phép hộ kinh doanh, ví dụ như quán bún phở, hộ kinh doanh sản xuất bún, bánh phở.
- Cơ sở do cá nhân, hộ gia đình làm chủ nhưng không có giấy phép đăng ký kinh doanh, ví dụ như cá nhân bán thực phẩm trên xe đẩy, xe máy.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có cần xin giấy phép ATTP không?
Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như cửa hàng bánh bao, quán bún bò nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động.
Vậy, liệu các cơ sở này có cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi hoạt động? Câu trả lời là: Không.
- Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 1 Công văn 3109/BCT-KHCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng phải tuân thủ điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật An toàn thực phẩm.
- Ngoài ra, theo Điều 2 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, các cơ sở này phải ký cam kết an toàn thực phẩm.
➨ Như vậy, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không cần xin giấy phép ATTP, nhưng cần ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định về ATTP.
Quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định cần đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm như sau:
- Địa điểm sản xuất, kinh doanh phải giữ khoảng cách an toàn đối với nguồn gây ô nhiễm.
- Có nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
- Trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo không gây ô nhiễm thực phẩm.
- Sử dụng hóa chất, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm đúng quy định.
- Người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có sức khỏe và kiến thức đầy đủ.
- Xử lý chất thải đúng quy định và bảo vệ môi trường.
- Duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt quá trình hoạt động.
Quy định, điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Các trường hợp phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi hoạt động, ngoại trừ những trường hợp dưới đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
- Cơ sở lưu động không có địa điểm cố định.
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
- Kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn.
- Cơ sở đã được cấp chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000.
2. Điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
Các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Diện tích địa điểm sản xuất phải phù hợp và cách xa nguồn ô nhiễm.
- Nguồn nước đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Trang thiết bị đầy đủ và phù hợp cho chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định.
- Duy trì hồ sơ về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm.
Mức xử phạt vi phạm về ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho hành vi kinh doanh thực phẩm hư hỏng.
- Phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng cho các vi phạm khác như không đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản.
- Cơ sở phải thu hồi hoặc tiêu hủy các thực phẩm không đạt yêu cầu.
Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ nhưng chưa rõ về việc xin giấy phép an toàn thực phẩm hay ký cam kết an toàn thực phẩm, hãy liên hệ với Kế Toán Trực Tuyến. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục về giấy phép an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tham khảo ngay dịch vụ của ketoantructuyen.net:
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm: chỉ từ 5.000.000 đồng, thời gian từ 15 ngày làm việc.
- Dịch vụ xin bản cam kết an toàn thực phẩm: báo phí và thời gian tùy tỉnh thành.
Xem chi tiết:
Dịch vụ xin bản cam kết an toàn thực phẩm
Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho tổ chức, doanh nghiệp
Liên hệ ngay cho ketoantructuyen.net theo số hotline dưới đây để được tư vấn và sử dụng dịch vụ trong thời gian sớm nhất.
GỌI NGAY
Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc) – 033 9962 333 (Miền Trung) – 033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu