Thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Trường hợp nào cần thay đổi giấy phép kinh doanh của địa điểm kinh doanh. Hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh và các lưu ý cần biết.

Tìm hiểu về việc thay đổi giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

1. Khi nào nên thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh

Theo Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Đây là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có mã số thuế riêng, không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, không có con dấu riêng và không được ký hợp đồng.

Do đó, khi cần thiết, công ty mẹ sẽ thực hiện thay đổi nội dung giấy phép địa điểm kinh doanh (gọi tắt là giấy phép kinh doanh) để phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

2. Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh

Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh thường là:

  • Thay đổi tên công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty/chi nhánh chủ quản;
  • Thay đổi tên địa điểm kinh doanh;
  • Thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Thay đổi thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh (CMND/CCCD/Hộ chiếu);
  • Thay đổi thông tin liên hệ của địa điểm kinh doanh: số điện thoại, fax, website, email.

Lưu ý:

Doanh nghiệp có thể thay đổi nhiều nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh cùng lúc.

Trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh (hoặc thay đổi các nội dung không được thể hiện giấy phép) thì doanh nghiệp sẽ không được cấp lại GPKD mới mà chỉ được cấp giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

>> Xem thêm:Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ và thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh của địa điểm kinh doanh

1. Trường hợp thay đổi giấy phép kinh doanh của địa điểm kinh doanh không liên quan đến cơ quan thuế

1.1. Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh của địa điểm kinh doanh

Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh nhưng không liên quan đến cơ quan thuế như: tên, địa chỉ của đơn vị chủ quản, tên địa điểm kinh doanh, bổ sung ngành nghề, thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh, thông tin liên hệ của địa điểm kinh doanh thì hạng mục hồ sơ cơ bản như sau:

Hồ sơ chung cho các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung giấy phép hoạt động địa điểm kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT;
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

TẢI MIỄN PHÍ:

>Mẫu đơn thay đổi nội dung GPKD của địa điểm kinh doanh.

>Mẫu giấy ủy quyền.

Lưu ý:

Trong trường hợp địa chỉ kinh doanh thuộc chung cư hoặc trung tâm thương mại và được Sở KH&ĐT yêu cầu thì bạn cần nộp thêm bản sao hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh.

1.2. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh của địa điểm kinh doanh

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh;
  • Thời gian tiếp nhận và hoàn thành hồ sơ: trong vòng 3 – 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Trường hợp thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh có liên quan đến cơ quan thuế

2.1. Thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh làm thay đổi cơ quan thuế

Khi chuyển địa điểm kinh doanh khác quận hoặc khác tỉnh/thành phố với địa chỉ đăng ký cũ, dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý thì bạn cần làm thủ tục thông báo với cơ quan thuế.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

➤ Tại cơ quan thuế chuyển đi:

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (Mẫu 08-MST); 
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.

➤ Tại cơ quan thuế mới chuyển đến:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh;
  • Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến (Mẫu số 30/ĐK-TCT);
  • Văn bản gốc của cơ quan thuế thông báo về việc đồng ý cho người nộp thuế chuyển địa điểm kinh doanh (Mẫu 09-MST).

Lưu ý:

Chỉ những địa điểm kinh doanh đã có MST 13 thì mới phải làm thủ tục này.

2.2. Thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh không làm thay đổi cơ quan thuế

Khi chuyển địa điểm kinh doanh cùng quận, cùng tỉnh/thành phố trực Trung ương với địa chỉ đăng ký cũ (không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý) thì bạn chỉ cần làm hồ sơ với Sở KH&ĐT.

Hồ sơ nộp Phòng Đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung giấy phép hoạt động địa điểm kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh tại ketoantructuyen.net

ketoantructuyen.net cung cấp dịch vụ thay đổi giấy phép địa điểm kinh doanh trên toàn quốc. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, uy tín, tận tâm, tự tin phục vụ một cách tốt nhất mọi nhu cầu của bạn.

➤ Hồ sơ cung cấp khi sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại ketoantructuyen.net rất đơn giản:

  1. Bản chụp/scan giấy phép địa điểm kinh doanh;
  2. Những thông tin thay đổi dự kiến trên giấy phép địa điểm kinh doanh.

➤ Chi phí và thời gian hoàn thành:

Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ uy tín với chi phí chỉ từ 700.000 đồng.

Thời gian hoàn thành trong khoảng 3 – 5 ngày làm việc.

Trên thực tế, nếu tự thay đổi giấy phép kinh doanh, bạn cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ phức tạp. Vì thế để tiết kiệm tối đa thời gian cùng công sức, hãy liên hệ ngay cho Kế Toán Trực Tuyến qua số hotline 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được tư vấn và sử dụng dịch vụ ngay nhé!

GỌI NGAY

 

Những lưu ý khi thay đổi giấy phép địa điểm kinh doanh

Khi làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh của địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Khi thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, khi thay đổi tên địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Không mắc các lỗi sai chính tả hoặc dịch không khớp với tên tiếng Việt;
  • Tên địa điểm kinh doanh bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”;
  • Tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh không sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Địa điểm kinh doanh Công ty BĐS Thiên Phú.

2. Khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh

Trường hợp thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh sẽ phức tạp hơn thay đổi tên địa điểm kinh doanh và các thông báo thay đổi khác. Thông thường, địa chỉ mới của địa điểm kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:

  • Địa chỉ rõ ràng, cụ thể, gồm số nhà, hẻm, quận/huyện, tỉnh/thành phố;
  • Địa chỉ không nằm trong khu chung cư, nhà tập thể, đất đang bị quy hoạch…;
  • Địa chỉ mới có đầy đủ giấy tờ chứng minh cho phép đặt trụ sở kinh doanh;

Lưu ý:

Sau khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần cập nhật lại thông tin trên các website và thông báo đến khách hàng, đối tác của mình.

3. Lưu ý số điện