Phân biệt, so sánh văn phòng đại diện – văn phòng điều hành

Văn phòng đại diện và văn phòng điều hành là gì? Thủ tục thành lập ra sao? Cách phân biệt giữa văn phòng điều hành và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mở văn phòng đại diện và văn phòng điều hành tại Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại hình văn phòng này. Vì vậy, ketoantructuyen.net sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp các nhà đầu tư nước ngoài phân biệt rõ ràng giữa văn phòng điều hành và văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ ở nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam có quyền tuyển dụng nhân viên để quản lý, xúc tiến hợp đồng mua bán với các đối tác tại địa phương, đồng thời thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Phân biệt văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty nước ngoài.

Văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài là gì?

Theo Luật Đầu tư 2020, văn phòng điều hành là đơn vị phụ thuộc của nhà thầu hoặc nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam với mục đích thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đã ký kết.

Chức năng của văn phòng điều hành là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thành lập văn phòng điều hành và hợp đồng BCC.

Hợp đồng BCC là loại hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các nhà đầu tư ký kết với nhau, nhằm mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia sản phẩm, lợi nhuận, tài sản theo quy định pháp luật mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

So sánh văn phòng điều hành và văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Sự khác biệt giữa văn phòng điều hành và văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện qua 5 tiêu chí dưới đây:

➨ Về cơ sở pháp lý

Văn phòng điều hành Văn phòng đại diện
Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp

➨ Về chủ thể thành lập

Văn phòng điều hành Văn phòng đại diện
Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC Nhà đầu tư nước ngoài

➨ Về nhiệm vụ

Văn phòng điều hành Văn phòng đại diện
Thực hiện hợp đồng BCC Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó

➨ Về chức năng kinh doanh

Văn phòng điều hành Văn phòng đại diện
Được tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ được quy định tại giấy phép thành lập văn phòng điều hành và hợp đồng BCC Không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ là văn phòng để liên lạc, giao dịch, tiếp thị, xúc tiến đầu tư kinh doanh

➨ Về cách thức chấm dứt hoạt động

Văn phòng điều hành Văn phòng đại diện
Văn phòng điều hành phải chấm dứt hoạt động khi hợp đồng BCC hết hiệu lực Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của công ty mẹ tại nước ngoài

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam gồm các giấy tờ sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (mẫu MĐ-1);
  2. Văn bản bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
  3. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương của tổ chức nước ngoài (được hợp pháp hóa lãnh sự);
  4. Bản dịch chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế trong năm tài chính gần nhất của thương nhân nước ngoài, do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận;
  5. Giấy tờ chứng thực cá nhân của trưởng văn phòng đại diện:
    1. Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu nếu là người Việt Nam;
    2. Bản sao công chứng (hợp thức hóa lãnh sự nếu có) hộ chiếu nếu là người nước ngoài;
  6. Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp thì phải cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có chức năng kinh doanh bất động sản);
  7. Bản sao chứng thực hợp đồng thuê văn phòng.

>> TẢI MIỄN PHÍ:Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

  • Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trường hợp trụ sở văn phòng đại diện được đặt trong khu vực này;
  • Sở Công thương cấp tỉnh/thành phố nếu trụ sở văn phòng đại diện nằm ở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế hoặc khu công nghệ cao.

Thời hạn xử lý hồ sơ:

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của nhà đầu tư, nếu cần bổ sung tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo bổ sung. Việc bổ sung này chỉ được thực hiện duy nhất 1 lần trong quá trình giải quyết hồ sơ;
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo về việc cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Nếu hồ sơ bị từ chối cấp phép thì phải có văn bản nêu lý do cụ thể để thương nhân được rõ;
  • Đối với trường hợp văn phòng đại diện đăng ký nội dung không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản xin ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo, bộ quản lý chuyên ngành sẽ ra thông báo phản hồi văn bản xin ý kiến.

>> Tham khảo chi tiết:Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty vốn nước ngoài.

Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài

Hồ sơ thành lập văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài gồm các giấy tờ sau:

  1. Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành (theo mẫu A.I.8);
0946724666
Contact