Kinh doanh lữ hành là gì? Trường hợp nào không được cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và mức xử phạt hành vi kinh doanh lữ hành không có giấy phép? Tất cả sẽ được Kế Toán Trực Tuyến chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh lữ hành là gì?
Kinh doanh lữ hành, hay còn gọi là kinh doanh dịch vụ lữ hành (tiếng Anh là travel trade), là dịch vụ cung cấp các tour du lịch cho khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nó còn bao gồm các dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, vui chơi, khám phá tài nguyên, và chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, kinh doanh lữ hành được phân thành hai loại chính:
- Một là, kinh doanh lữ hành nội địa;
- Hai là, kinh doanh lữ hành quốc tế;
Ngoài ra, dựa vào tính chất và phương thức hoạt động, các dịch vụ lữ hành còn được phân loại thành:
- Kinh doanh lữ hành gửi khách;
- Kinh doanh lữ hành nhận khách;
- Kinh doanh đại lý lữ hành;
- Kinh doanh lữ hành tổng hợp.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế
Theo quy định của Luật Du lịch 2017, phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với công ty du lịch lữ hành có vốn Việt Nam và có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
➨ Đối với doanh nghiệp Việt Nam:
- Được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (cung cấp tour du lịch cho khách nội địa);
- Được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (cung cấp tour cho khách Việt ra nước ngoài và khách quốc tế vào Việt Nam). Các doanh nghiệp này cũng có thể cung cấp dịch vụ lữ hành nội địa nếu đáp ứng điều kiện về giấy phép và vốn ký quỹ.
➨ Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI):
- Chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách quốc tế đến Việt Nam mà không tổ chức tour cho khách nước ngoài hay đưa khách Việt ra nước ngoài.
Các trường hợp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế
Doanh nghiệp thuộc một trong ba nhóm dưới đây không được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
1. Không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế
Kinh doanh lữ hành là ngành nghề có tiềm năng lớn, nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép lữ hành mới được hoạt động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
➨ Điều kiện cấp giấy phép lữ hành nội địa:
- Doanh nghiệp phải thành lập hợp pháp và có ngành nghề du lịch;
- Ký quỹ 100 triệu đồng tại ngân hàng (áp dụng từ 01/01/2024);
- Người phụ trách dịch vụ phải có trình độ từ trung cấp trở lên về lữ hành hoặc chứng chỉ điều hành du lịch nội địa.
➨ Điều kiện cấp giấy phép lữ hành quốc tế:
- Doanh nghiệp phải thành lập hợp pháp và có ngành nghề du lịch;
- Ký quỹ từ 250 triệu đến 500 triệu đồng tại ngân hàng (áp dụng từ 01/01/2024);
- Người phụ trách phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Nếu doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện trên thì sẽ không được cấp giấy phép lữ hành.
Tìm hiểu thêm:
>
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế
>
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
>
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
2. Không thực hiện đúng quy định về sử dụng tiền ký quỹ
Doanh nghiệp phải duy trì số tiền ký quỹ trong suốt quá trình kinh doanh lữ hành. Nếu không có khả năng tài chính để giải quyết các tình huống khẩn cấp cho khách, doanh nghiệp có thể xin phép cơ quan cấp giấy phép lữ hành để sử dụng tiền ký quỹ. Doanh nghiệp phải bổ sung đủ số tiền đã rút trong vòng 30 ngày. Nếu không tuân thủ quy định này, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 60 triệu đến 70 triệu đồng và bị tước giấy phép từ 6 đến 12 tháng.
3. Bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành
Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép thì sẽ không được tiếp tục kinh doanh dịch vụ lữ hành:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
- Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh lữ hành;
- Không thực hiện thay đổi giấy phép theo quy định;
- Có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia;
- Sử dụng hoạt động du lịch để đưa người trái phép ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam;
- Cung cấp giấy phép của mình cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng;
- Không áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch;
- Sử dụng hồ sơ giả mạo để xin cấp hoặc thay đổi giấy phép.
Mức xử phạt hành vi kinh doanh lữ hành không có giấy phép
Kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép là hành vi bị nghiêm cấm. Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 90 triệu đến 100 triệu đồng cho các hành vi như:
- Tự ý kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép lữ hành;
- Sử dụng giấy phép giả để kinh doanh;
- Tiếp tục hoạt động khi bị tước giấy phép;
- Thông báo tạm ngừng nhưng vẫn kinh doanh;
- Bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn tiếp tục.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp còn phải nộp lại toàn bộ tiền thu từ hoạt động kinh doanh trái phép.
———
Để được cấp giấy phép lữ hành, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đến Sở Du lịch (đối với giấy phép lữ hành nội địa) hoặc Cục Du lịch (đối với giấy phép lữ hành quốc tế). Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép thường không hợp lệ và mất nhiều thời gian nếu không nắm rõ quy trình.
Với gần 20 năm kinh nghiệm làm giấy phép con, Kế Toán Trực Tuyến tự tin hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin giấy phép lữ hành một cách nhanh chóng và chính xác.
Tham khảo ngay dịch vụ xin giấy phép lữ hành của ketoantructuyen.net dưới đây:
- Dịch vụ xin giấy phép lữ hành nội địa – Trọn gói 4.000.000 đồng;
- Dịch vụ xin giấy phép lữ hành quốc tế – Trọn gói 5.000.000 đồng;
- Hoàn thành thủ tục và bàn giao giấy phép tận nơi sau 10 – 15 ngày làm việc.
Xem chi tiết:
GỌI NGAY
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu