Giấy phép báo điện tử là gì? Điều kiện thành lập cơ quan báo chí, tạp chí trực tuyến. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép báo điện tử, báo online, báo mạng điện tử.
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông chủ yếu, có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tin tức và các sự kiện quan trọng trong xã hội đến với công chúng. Trong số các loại hình báo chí hiện nay, báo điện tử đã nổi lên như một lựa chọn phổ biến nhờ vào tính linh hoạt và khả năng cập nhật nhanh chóng. Báo điện tử bao gồm hai loại chính: báo điện tử và tạp chí điện tử. Để thành lập hai loại trang báo này, người ta cần có giấy phép báo điện tử hoặc giấy phép tạp chí điện tử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giấy phép báo điện tử.
Giấy phép báo điện tử là gì?
Báo điện tử (còn gọi là báo mạng, báo trực tuyến) là một dạng thông tin điện tử dưới hình thức báo chí, cung cấp đa dạng thông tin bằng chữ viết, hình ảnh và âm thanh thông qua internet.
Giấy phép báo điện tử là loại giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho các cơ quan, tổ chức, cho phép họ thành lập và hoạt động báo chí trực tuyến một cách hợp pháp.
Ví dụ: Các trang báo điện tử chính thống hiện nay bao gồm: báo Dân trí (dantri.com.vn), báo VnExpress (vnexpress.net), báo Tuổi trẻ (tuoitre.vn)…
Tìm hiểu thêm:Các loại trang thông tin tổng hợp.
Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, trang báo điện tử
Căn cứ theo Điều 14 Luật Báo chí 2016, các đối tượng được phép thành lập cơ quan báo chí hoạt động báo điện tử bao gồm:
- Cơ quan của Đảng, nhà nước;
- Tổ chức chính trị – xã hội;
- Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp;
- Tổ chức xã hội;
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Tổ chức tôn giáo cấp tỉnh/thành phố trở lên.
Như vậy, cơ quan báo chí không phải là doanh nghiệp và không hoạt động như một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp muốn thành lập trang tin tức nhằm mục đích thương mại, họ có thể xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thay vì thành lập cơ quan báo chí.
Tham khảo thêm:Thủ tục xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép báo điện tử, báo mạng điện tử
Các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng được cấp giấy phép có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động báo điện tử theo hướng dẫn dưới đây.
1. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép báo điện tử
Bộ hồ sơ xin giấy phép hoạt động báo điện tử bao gồm:
- Đơn đề nghị xin giấy phép hoạt động báo điện tử – Mẫu số 06;
- Đề án hoạt động trang báo điện tử (có chữ ký và đóng dấu xác nhận của người có thẩm quyền hoặc ký số của cơ quan, tổ chức xin cấp phép) và các tài liệu kèm theo (*);
- Danh sách các nhân sự dự kiến của trang báo điện tử – Mẫu số 03;
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm tổng biên tập – Mẫu số 04;
- Mẫu trình bày giao diện trang chủ của báo điện tử (**) hoặc chuyên trang báo điện tử (***) có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
TẢI MIỄN PHÍ:
>Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo điện tử;
>Danh sách dự kiến nhân sự của báo điện tử;
>Sơ yếu lý lịch người dự kiến là tổng biên tập.
(*) Tài liệu kèm theo đề án hoạt động trang báo điện tử gồm các nội dung sau:
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý hoạt động báo điện tử;
- Việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp phép thành lập trang báo điện tử;
- Cấu trúc và nội dung chính của các chuyên trang, chuyên mục báo điện tử;
- Tên miền phù hợp với tên báo điện tử và còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng tính từ thời điểm đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo điện tử;
- Quy trình phát hành và quản lý thông tin.
(**) Giao diện trang chủ báo điện tử phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau đây:
➤ Trên trang chủ và các trang con của báo điện tử:
- Tên bài báo;
- Tên cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí (ghi dưới tên báo chí);
- Tên miền trang web;
- Thời gian (ngày/tháng/năm) xuất bản.
➤ Dưới chân trang của trang chủ báo điện tử:
- Số giấy phép, thời gian cấp, cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo điện tử;
- Thông tin của cơ quan báo chí: địa chỉ, số điện thoại, fax, email, họ tên của tổng biên tập.
(***) Giao diện trang chủ của chuyên trang báo điện tử hiển thị đầy đủ các thông tin ở trên, trong đó:
- Tên của chuyên trang phải ghi rõ cụm từ “chuyên trang” cỡ chữ ít nhất bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang;
- Cỡ chữ của tên báo điện tử ít nhất bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang.
2. Nộp hồ sơ và chờ xét duyệt
➤ Nộp hồ sơ xin giấy phép báo điện tử
Cơ quan, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép báo điện tử cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) theo địa chỉ: Số 18 phố Nguyễn Du, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
➤ Chờ xét duyệt và nhận giấy phép báo điện tử
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ TT&TT sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu hồ sơ không hợp lệ, sẽ gửi văn bản thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép;
- Trong vòng 90 ngày: Nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ TT&TT tiến hành cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử. Trường hợp từ chối, sẽ gửi văn bản từ chối kèm lý do.
—-
Lưu ý:
- Sau khi nhận giấy phép hoạt động báo điện tử, cơ quan chủ quản phải tiến hành thành lập cơ quan báo điện tử và công bố trên các phương tiện truyền thông;
- Trong vòng 3 tháng kể từ ngày giấy phép hoạt động báo điện tử có hiệu lực, nếu không thành lập cơ quan báo điện tử hoặc không phát hành sản phẩm báo điện tử thì giấy phép sẽ hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép;
- Nếu muốn cấp lại giấy phép, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động báo điện tử cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
>Xem chi tiết: Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động báo chí điện tử.
Điều kiện xin giấy phép báo điện tử, báo trực tuyến
Như đã đề cập trên, cơ quan, tổ chức muốn xin cấp phép hoạt động báo điện tử phải thuộc nhóm đối tượng được phép thành lập cơ quan báo chí và đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện chung của trang báo điện tử
- Phải xác định loại hình báo chí;
- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động;
- Phải xác định đối tượng phục vụ;
- Có tên miền, vị trí đặt máy chủ, đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối.
2. Điều kiện về nhân sự
- Có kế hoạch cho tổ chức và nhân sự đảm bảo hoạt động của cơ quan báo chí;
- Tổng biên tập được bổ nhiệm là người đứng đầu cơ quan báo chí nếu đảm bảo:
- Có quốc tịch Việt Nam, có nơi ở thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng cử nhân trở lên và thẻ nhà báo còn hạn sử dụng (ngoại trừ trường hợp tổng biên tập là người thuộc các tổ chức tôn giáo);
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đã hết thời hạn bị kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
3. Điều kiện về kỹ thuật
- Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí và chuyên trang của báo điện tử;
- Có địa chỉ trụ sở và đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính;
- Có phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin;
- Có tối thiểu 1 tên miền đuôi “.vn” đã đăng ký tương ứng với tên báo chí và đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
- Tuân thủ các quy định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản.
Ưu, nhược điểm của báo điện tử
Trong thời đại công nghệ hiện nay, báo điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin và kết nối cộng đồng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, như mọi phương tiện truyền thông khác, báo điện tử cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
1. Ưu điểm của báo điện tử
➤ Tốc độ và linh hoạt
Tin tức trên báo điện tử được cập nhật liên tục và nhanh chóng, giúp người đọc nắm bắt thông tin mới nhất mà không bị ràng buộc bởi các kỳ in và phát sóng như báo giấy và truyền hình.
➤ Tính tương tác với độc giả
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu