Những điều cần biết khi mở xưởng sản xuất giày dép: Điều kiện, quy trình và thủ tục cần thiết.
Điều kiện mở xưởng sản xuất giày dép
1. Điều kiện về địa chỉ đăng ký xưởng sản xuất giày dép
- Địa chỉ đăng ký không được là chung cư hoặc căn hộ.
- Không nằm trong khu quy hoạch của nhà nước.
- Cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy.
2. Điều kiện về tên xưởng sản xuất giày dép
- Tên xưởng phải bao gồm “hộ kinh doanh + tên riêng” (nếu là hộ kinh doanh).
- Nếu là công ty, tên phải bao gồm “loại hình doanh nghiệp + tên riêng”.
- Tên phải được tạo từ bảng chữ cái tiếng Việt và không gây nhầm lẫn với tên đã đăng ký.
- Không vi phạm phong tục, truyền thống dân tộc.
Tham khảo thêm:
>> Điều kiện thành lập doanh nghiệp
>> Điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
Quy trình mở xưởng sản xuất giày dép
Trước khi mở xưởng, bạn cần xác định loại hình kinh doanh:
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể.
- Thành lập công ty, doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn mô hình phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý:
- Nếu bạn mở xưởng nhỏ, không cần xuất hóa đơn, nên chọn hộ kinh doanh.
- Nếu quy mô lớn hoặc có kế hoạch xuất khẩu, nên thành lập doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu chi tiết: Xưởng gia công giày dép nên mở công ty hay hộ kinh doanh?
Dưới đây là hướng dẫn mở cơ sở gia công giày dép theo quy định hiện hành.
1. Thành lập công ty sản xuất giày dép
➨ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất giày dép
Hồ sơ bao gồm:
- Điều lệ công ty.
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập công ty.
- Danh sách cổ đông góp vốn (đối với công ty cổ phần).
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên).
- Bản sao giấy tờ cá nhân của chủ công ty và các thành viên/cổ đông.
- Một số giấy tờ liên quan khác (*).
TẢI MIỄN PHÍ:
>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
>> Hồ sơ thành lập công ty TNHH.
(*) Nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật, cần bổ sung:
- Giấy ủy quyền của người đại diện pháp luật.
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.
➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ mở xưởng sản xuất giày dép
Nộp hồ sơ qua 2 cách:
- Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
- Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý:
Nhiều thành phố lớn chỉ áp dụng nộp hồ sơ trực tuyến. Hãy xác nhận với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi nộp hồ sơ.
➨ Thời gian giải quyết
Trong vòng 3 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ phản hồi về hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nếu chưa hợp lệ, sẽ có thông báo hướng dẫn điều chỉnh.
Tham khảo chi tiết:
>> Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập công ty năm 2023.
2. Thành lập hộ kinh doanh sản xuất giày dép
➨ Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh sản xuất giày dép
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập HKD.
- Bản sao giấy chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao giấy chứng thực cá nhân của các thành viên hộ gia đình (nếu có).
- Bản sao biên bản họp về quyết định thành lập HKD.
- Bản sao sổ đỏ hoặc hợp đồng thuê địa chỉ.
- Văn bản ủy quyền (nếu người nộp không phải là đại diện pháp luật).
- Bản sao chứng chỉ hành nghề (nếu có).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh.
➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn có thể nộp theo 2 cách:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND quận/huyện nơi thành lập.
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của quận/huyện.
➨ Thời gian giải quyết
Trong vòng 3 ngày làm việc (từ khi nhận hồ sơ hợp lệ), Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế sẽ cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
3. Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh sản xuất giày dép
Trên đơn đăng ký kinh doanh, hãy điền đúng mã ngành liên quan đến sản xuất giày dép để tránh phát sinh thủ tục bổ sung sau này.
Chi tiết ngành nghề | Mã ngành |
Sản xuất giày, dép | 1520 |
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) | 1410 |
Sản xuất sản phẩm từ da lông thú | 1420 |
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ và vật liệu tết bện | 1629 |
S |
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu