Thủ tục chứng nhận – hợp pháp hóa lãnh sự Lý Lịch Tư Pháp

Xem ngay: Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự lý lịch tư pháp là gì? Điều kiện & hướng dẫn thủ tục các bước hợp pháp hóa lãnh sự phiếu lý lịch tư pháp. Cùng Kế Toán Trực Tuyến tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự (hay còn gọi là hợp thức hóa lãnh sự) là thủ tục được thực hiện bởi cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, nhằm chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài, để giấy tờ đó được công nhận và sử dụng hợp lệ tại Việt Nam.

Chứng nhận lãnh sự cũng là thủ tục do cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam thực hiện, nhưng theo chiều ngược lại – xác nhận con dấu, chữ ký và chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam, để chúng được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Như vậy, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận lãnh sự chỉ nhằm mục đích xác nhận tính chính xác của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, mà không chứng nhận nội dung và hình thức của giấy tờ đó.

Tại sao cần hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp?

Lý lịch tư pháp (hay còn gọi là giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự) là văn bản do Sở Tư pháp cấp tỉnh hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp cho công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã hoặc đang sinh sống tại Việt Nam. Văn bản này chứng minh cá nhân đó có án tích hay không và có đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập doanh nghiệp hay hợp tác xã.

Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp không chỉ cần thiết tại Việt Nam mà còn được nhiều quốc gia khác yêu cầu như một giấy tờ pháp lý chứng minh lý lịch trong sạch của cá nhân. Thường thì phiếu này được yêu cầu trong các trường hợp như: xin việc, du học, xuất khẩu lao động, xin cấp thị thực, kết hôn với người nước ngoài, nhận con nuôi ở nước ngoài, v.v.

Thông qua chứng nhận lãnh sự hay hợp pháp hóa lãnh sự, con dấu, chữ ký và chức danh trên phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan tư pháp Việt Nam cấp sẽ được khẳng định tính hợp pháp, công bằng và quyền công dân của các bên liên quan.

Điều kiện chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp

Lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp hoặc do nước ngoài cấp sẽ được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam chứng nhận lãnh sự hoặc hợp pháp hóa lãnh sự nếu không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lý lịch tư pháp bị tẩy xóa, sửa chữa.
  • Lý lịch tư pháp giả mạo hoặc cấp không đúng thẩm quyền.
  • Có sự mâu thuẫn giữa các thông tin trong lý lịch tư pháp hoặc giữa các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Con dấu, chữ ký của cơ quan tư pháp không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên lý lịch tư pháp hoặc chỉ là bản sao chụp, không phải con dấu, chữ ký gốc.
  • Con dấu, chữ ký và chức danh trên phiếu lý lịch tư pháp không xác định được.
  • Con dấu, chữ ký và chức danh trên lý lịch tư pháp chưa được giới thiệu chính thức.
  • Con dấu, chữ ký và chức danh trên phiếu lý lịch tư pháp không xác định được khi đối chiếu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được giới thiệu chính thức.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp

1. Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp

Khi cần hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp gồm có:

  • Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp.
  • Bản gốc và bản sao (1 bản, không cần chứng thực) CCCD/hộ chiếu của người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp.
  • Bản gốc phiếu lý lịch tư pháp (do cơ quan tư pháp của Việt Nam cấp).
  • Bản photo lý lịch tư pháp (1 bản).
  • Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp sang tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài (bản dịch gốc).
  • Bản photo bản dịch lý lịch tư pháp.
  • 1 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận (nếu nộp hồ sơ và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu LS/HPH-2012/TK – Tờ khai chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp

Quá trình xử lý hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:

➧ Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp nộp 1 bộ hồ sơ như đã hướng dẫn ở trên tới Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cụ thể như sau:

  • Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao: Số 40 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Sở Ngoại vụ TP. HCM – Bộ Ngoại giao: số 184 bis đường Pasteur, quận 1, TP. HCM.

➧ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phiếu biên nhận (trừ trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Nếu lý lịch tư pháp không đủ điều kiện chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao sẽ từ chối tiếp nhận hồ sơ và giải thích rõ lý do.

➧ Bước 3: Xử lý hồ sơ

Nếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ đi kèm đủ điều kiện chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ chứng nhận chữ ký, con dấu và chức danh trên lý lịch tư pháp, dựa trên mẫu đã được giới thiệu chính thức.

Thời hạn chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp như sau:

  • Thời hạn giải quyết hồ sơ là 1 ngày làm việc.
  • Trường hợp hồ sơ có từ 10 giấy tờ, thời hạn giải quyết không quá 5 ngày làm việc.

Lưu ý:

Nếu cơ quan phát hiện lý lịch tư pháp và các giấy tờ liên quan là giả mạo hoặc không đúng thẩm quyền, cơ quan sẽ thu giữ giấy tờ và thông báo cho cơ quan chức năng xử lý.

3. Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp

Theo quy định, lệ phí khi làm thủ tục chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp như sau:

  • Chứng nhận lãnh sự: 30.000 đồng/lần.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 đồng/lần.
  • Cấp bản sao giấy tờ: 5.000 đồng/lần.

Các trường hợp miễn phí chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài là đối tác ngoại giao của Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận có quy định khác.

———–

Nếu bạn là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cần hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp để làm hồ sơ xin việc, kết hôn hay xin visa nước ngoài, hãy tham khảo dịch vụ dưới đây của ketoantructuyen.net:

Liên hệ ngay với ketoantructuyen.net theo hotline dưới đây để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết!

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp

1. Hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp là việc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan tư pháp Việt Nam cấp là hợp pháp và có giá trị.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự?

Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam có thẩm quyền chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp và các giấy tờ liên quan khác gồm: Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM.

3. Cách thức nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp?

Bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp theo 2 hình thức:

  • Nộp trực tiếp