Hồ sơ, thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh công ty

Hồ sơ và thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh công ty, doanh nghiệp tại cơ quan thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết.

Việc mở chi nhánh là một chiến lược quan trọng để doanh nghiệp mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi chi nhánh đều đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu chi nhánh không mang lại doanh thu hoặc hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét giải thể chi nhánh để tối ưu hóa nguồn lực.

Các trường hợp giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp

Có hai trường hợp mà chi nhánh có thể chấm dứt hoạt động:

  1. Giải thể chi nhánh theo quyết định của doanh nghiệp.
  2. Giải thể chi nhánh do cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Quy trình – thủ tục giải thể chi nhánh công ty

Quy trình giải thể chi nhánh bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục đóng/chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế.
  • Bước 3: Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an.
  • Bước 4: Thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

——

Dưới đây là chi tiết từng bước giải thể chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc:

➨ Bước 1. Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan

Nếu chi nhánh có đăng ký xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần nộp văn bản đề nghị xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đến Tổng cục Hải quan.

Trong vòng 10 – 15 ngày làm việc, Tổng cục Hải quan sẽ gửi công văn xác nhận rằng chi nhánh không nợ thuế.

➨ Bước 2. Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh bao gồm:

  1. Bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh;
  2. Quyết định giải thể chi nhánh;
  3. Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (nếu doanh nghiệp chủ quản là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
  4. Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh và doanh nghiệp chủ quản;
  5. Giấy ủy quyền (nếu người khác đại diện nộp hồ sơ);
  6. Công văn về việc chịu trách nhiệm pháp lý sau giải thể;
  7. Cam kết về việc không có tài sản thanh lý.

>> TẢI MẪU: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh.

Lưu ý:

Nếu chi nhánh chưa phát sinh doanh thu hoặc chưa đi vào hoạt động nhưng cần giải thể, cần thêm các giấy tờ sau:

  • Cam kết không có lao động và chi trả lương;
  • Cam kết không phát sinh doanh thu, phát hành hóa đơn.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thuế quản lý chi nhánh.

Thời gian xử lý: Trong vòng 2 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế đến Phòng Đăng ký kinh doanh (thông tin sẽ được truyền trên hệ thống giữa cơ quan thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh).

➨ Bước 3. Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an

Nếu chi nhánh đã được cấp con dấu bởi cơ quan công an (trước ngày 01/07/2015), doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục trả lại con dấu cho cơ quan công an.

Hồ sơ trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an bao gồm:

  1. Công văn xin trả con dấu chi nhánh;
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh;
  3. Giấy chứng nhận mẫu dấu của chi nhánh do công an cấp;
  4. Con dấu của chi nhánh;
  5. Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ.

>> TẢI MẪU:Hồ sơ trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan công an đã cấp con dấu cho chi nhánh. Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công an sẽ cấp thông báo xác nhận trả con dấu cho doanh nghiệp.

➨ Bước 4. Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh

Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp bao gồm:

  1. Ủy quyền dành cho người đại diện thực hiện thủ tục;
  2. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh (theo mẫu);
  3. Quyết định giải thể chi nhánh;
  4. Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp chủ quản là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
  5. Xác nhận trả dấu của công an.

>> TẢI MẪU:Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động. Trong vòng 5 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả thông báo xác nhận chấm dứt hoạt động chi nhánh. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh cho doanh nghiệp.

Một số câu hỏi về thủ tục giải thể chi nhánh

1. Chi nhánh có thể bị giải thể trong những trường hợp nào?

Có hai trường hợp: Doanh nghiệp tự nộp hồ sơ giải thể hoặc do cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh.


2. Trường hợp nào phải trả dấu chi nhánh cho công an:

Chi nhánh phải trả dấu cho công an trong trường hợp con dấu của chi nhánh do công an cấp (tức là chi nhánh hoạt động và được cấp con dấu trước ngày 01/07/2015).


3. Thủ tục giải thể chi nhánh công ty gồm những bước nào?

  • Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan;
  • Bước 2: Xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh;
  • Bước 3: Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an;
  • Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Mỹ Ngân – Phòng Pháp lý ketoantructuyen.net

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!

0946724666
Contact