Tiêu chí, thủ tục – hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Tham khảo: Thủ tục xin cấp giấy công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch – tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ, resort – 3 lưu ý về xếp hạng sao cơ sở lưu trú

Giấy công nhận hạng sao cho cơ sở lưu trú là một công cụ quan trọng giúp các cơ sở này quảng bá hình ảnh và chứng minh chất lượng dịch vụ vượt trội. Vậy thủ tục để đăng ký công nhận cơ sở lưu trú diễn ra như thế nào? Hãy cùng ketoantructuyen.net khám phá chi tiết trong bài viết này.

3 lưu ý về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Theo Điều 50 của Luật Du lịch năm 2017, có một số lưu ý về xếp hạng cơ sở lưu trú như sau:

  1. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Khách sạn, biệt thự, căn hộ và tàu thủy lưu trú du lịch được phân hạng theo tiêu chuẩn quốc gia từ 1 sao đến 5 sao;
  3. Biển công nhận hạng phải được gắn tại khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú.

>> Tham khảo thêm:
Mẫu biển hiệu công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Thủ tục xin cấp giấy công nhận xếp hạng cơ sở lưu trú



Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh lưu trú, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiến hành đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch qua 3 bước sau:

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ liên quan

Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cho cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú;
  2. Danh sách người quản lý, nhân viên tại cơ sở lưu trú;
  3. Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở theo tiêu chuẩn quốc gia;
  4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận.

>> TẢI MIỄN PHÍ:
Đơn đề nghị công nhận hạng lưu trú.

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú qua một trong ba cách:

(*) Cơ quan thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú:

  • Tổng cục Du lịch thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao và 5 sao;
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 1 sao, 2 sao và 3 sao.

➤ Bước 3: Chờ kết quả thẩm định và công nhận hạng cơ sở du lịch

  • Trong vòng 3 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ;
  • Trong vòng 30 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, các cơ quan có thẩm quyền (**) sẽ phối hợp để ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.

(**) Tại giai đoạn này, Tổng cục Du lịch hoặc Sở VHTTDL sẽ phối hợp cùng tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch để đưa ra quyết định.

Lưu ý:

Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú có giá trị trong 5 năm. Khi hết thời hạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nhu cầu đăng ký lại thì thực hiện tương tự thủ tục đăng ký lần đầu.

—————

Thêm vào đó, thủ tục thành lập cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 3 bước pháp lý sau:

  1. Thủ tục thành lập cơ sở lưu trú (đăng ký kinh doanh);
  2. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự;
  3. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy.

>> Xem chi tiết:
Hướng dẫn quy trình đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Tiêu chuẩn xếp hạng đối với cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, resort)


1. Tiêu chuẩn xếp hạng về vị trí

➤ Đối với cơ sở lưu trú hạng 1 sao và 2 sao cần nằm ở vị trí thuận lợi cho khách hàng;
➤ Đối với cơ sở lưu trú hạng 3 sao, 4 sao và 5 sao cần nằm ở vị trí rất thuận lợi, dễ tiếp cận và có môi trường cảnh quan đẹp.


2. Tiêu chuẩn xếp hạng về thiết kế kiến trúc

➤ Đối với cơ sở lưu trú hạng 1 sao và 2 sao cần:

  • Khu vực buồng ngủ cách âm tốt;
  • Nội, ngoại thất được thiết kế, bày trí hợp lý;
  • Đường vào phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận;
  • Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh các khu vực dịch vụ.

➤ Đối với cơ sở lưu trú hạng 3 sao, 4 sao và 5 sao cần:

  • Thiết kế kiến trúc đẹp;
  • Khu vực buồng ngủ cách âm tốt;
  • Vật liệu xây dựng chất lượng tốt;
  • Có cửa ra vào riêng cho khách và nhân viên;
  • Có mái che trước sảnh đón tiếp (đối với khách sạn);
  • Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận;
  • Nội và ngoại thất được thiết kế, bày trí đẹp, sang trọng;
  • Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh các khu vực dịch vụ.

Lưu ý:

  • Đối với cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 5 sao phải có buồng ngủ cho người khuyết tật;
  • Đối với cơ sở lưu trú hạng 5 sao, toàn cảnh phải được thiết kế thống nhất và có khu vực phục vụ đặc biệt.


3. Tiêu chuẩn xếp hạng về quy mô, diện tích buồng ngủ

Các bảng dưới đây sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa các hạng sao của cơ sở lưu trú du lịch.

➤ Đối với số lượng buồng ngủ:

1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
10 15 – 20 30 – 50 50 – 80 80 – 100

➤ Đối với kích thước buồng ngủ giường đơn:

1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao