Trường hợp nào cần xin cấp lại giấy phép xây dựng? Ai là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng và hồ sơ thủ tục như thế nào nếu giấy phép bị mất?
Khi nào cần xin cấp lại giấy phép xây dựng?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 của Luật Xây dựng 2014, các cá nhân hoặc tổ chức cần xin cấp lại giấy phép xây dựng trong những trường hợp sau:
- Giấy phép xây dựng bị rách, nát;
- Giấy phép xây dựng bị mất hoặc thất lạc.
Bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất hoặc bị rách
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo mẫu quy định;
- Bản chính giấy phép xây dựng nhà ở đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát);
- Bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng (đối với trường hợp bị mất, thất lạc giấy phép xây dựng nhà ở).
TẢI MIỄN PHÍ: Đơn xin cấp lại giấy phép xây dựng.
Quy trình cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 của Luật Xây dựng 2014, quy trình xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở như sau:
➤ Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở
Cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng theo hướng dẫn của ketoantructuyen.net ở trên.
Sau đó, hồ sơ được nộp đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở kèm theo lệ phí theo quy định.
➤ Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sẽ có 7 ngày làm việc để tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở.
Nếu cần bổ sung tài liệu, cơ quan phải thông báo một lần bằng văn bản cho cá nhân hoặc tổ chức. Nếu sau lần thông báo đó mà chưa hoàn thiện hồ sơ, cơ quan sẽ hướng dẫn lần thứ hai trong vòng 5 ngày. Nếu sau 2 lần hướng dẫn mà hồ sơ vẫn không đầy đủ, cơ quan sẽ gửi thông báo lý do từ chối cấp phép trong 3 ngày làm việc tiếp theo.
Nếu hồ sơ hợp lệ, thời gian cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là 15 ngày làm việc.
➤ Bước 3. Nhận giấy phép xây dựng mới được cấp lại
Cá nhân hoặc tổ chức đến nhận giấy phép xây dựng mới theo thời hạn ghi trên biên nhận, kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp phép.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở
Theo Khoản 4 Điều 103 của Luật Xây dựng 2014, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cũng chính là cơ quan đã cấp giấy phép đó.
Cụ thể, cá nhân hoặc tổ chức xin cấp giấy phép xây dựng và cấp lại giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, là cơ quan quản lý địa bàn nơi nhà ở được xây dựng.
Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở
1. Khi nào cần xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở?
Giấy phép xây dựng nhà ở sẽ được cấp lại khi:
- Giấy phép bị rách, nát;
- Giấy phép bị mất hoặc thất lạc.
2. Xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở ở đâu?
Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng và cấp lại giấy phép tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, nơi có công trình xây dựng.
3. Hồ sơ cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở được quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo mẫu quy định;
- Bản chính giấy phép xây dựng nhà ở đã được cấp (trong trường hợp bị rách, nát);
- Bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng (trong trường hợp bị mất, thất lạc).
TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng.
4. Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở thực hiện như thế nào?
Quy trình xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở gồm các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở;
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
- Bước 3: Nhận giấy phép xây dựng mới được cấp lại.
Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng.
5. Thời gian cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở là bao lâu?
Thời gian xem xét và cấp lại giấy phép xây dựng là trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bạn có thể gọi cho chúng tôi qua số 0978 578 866 (Miền Bắc) – 033 9962 333 (Miền Trung) – 0946 724 666 (Miền Nam) để được hỗ trợ thêm.
Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu