Mã ngành nghề & thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin
Xem ngay bài viết để biết: hồ sơ, thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin (CNTT), mã ngành nghề kinh doanh công nghệ thông tin, chính sách ưu đãi thuế…
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin (CNTT)
Tại Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại kinh tế số 4.0 và nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ nhà nước.
Hiện tại, không có quy định riêng về điều kiện thành lập công ty CNTT, ngoại trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các điều kiện thành lập công ty thông thường như vốn điều lệ, đăng ký trụ sở chính và tên công ty.
➤ Hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghệ thông tin
Bộ hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin bao gồm:
- Điều lệ công ty công nghệ thông tin;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty công nghệ thông tin;
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên/cổ đông (không quá 6 tháng);
- Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần).
Xem chi tiết:Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp.
—–
Khi đăng ký kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin có điều kiện, bạn cần đáp ứng các yêu cầu riêng như ngành nghề thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP, đại lý dịch vụ viễn thông theo Nghị định 25/2011/NĐ-CP, và thiết lập mạng xã hội theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Ví dụ:
Khi kinh doanh ngành nghề thiết lập mạng xã hội, bạn cần chuẩn bị thêm đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội, đề án hoạt động mạng xã hội và bản sao chứng thực bằng đại học của nhân sự.
Ngoài ra, cần đáp ứng các yêu cầu về tên miền, kỹ thuật và quản lý nội dung thông tin.
Tham khảo thêm:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội.
Xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
➤ 2 cách đăng ký thành lập doanh nghiệp công nghệ thông tin
Bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1. Nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Cách 2. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT (nơi dự kiến đặt trụ sở chính).
➤ Thời hạn giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ thông tin
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn từ 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh công nghệ thông tin;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định.
—–
Để thực hiện đúng quy định và tránh bị xử phạt hành chính, bạn nên tham khảo thêm bài viết:
Lỗi sai trước và sau khi thành lập công ty.
7 việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty.
Quy định mã ngành nghề kinh doanh công nghệ thông tin
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh các ngành nghề không bị cấm và nằm trong Hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Để đăng ký kinh doanh công ty công nghệ thông tin, bạn có thể tham khảo các mã ngành nghề trong bảng dưới đây hoặc tự tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.
STT |
Tên ngành |
Mã ngành |
1 |
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm |
4651 |
2 |
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh |
4741 |
3 |
Bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ |
4783 |
4 |
Xuất bản phần mềm Chi tiết: Sản xuất phần mềm |
5820 |
5 |
Lập trình máy vi tính Chi tiết: Viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm. |
6201 |
6 |
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính |
6202 |
7 |
Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan (trừ hoạt động cung cấp hạ tầng thông tin cho thuê) |
6311 |
8 |
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính Chi tiết: Khắc phục các sự cố máy tính và cài đặt phần mềm |
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu