Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng và các quyền liên quan?

Chia sẻ: Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…) là gì? Và cách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ) đề cập đến những sản phẩm sáng tạo của con người, bao gồm âm nhạc, văn học, phát minh, sáng chế và phần mềm máy tính. Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền liên quan đến những sản phẩm sáng tạo này.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các tài sản vô hình, bao gồm ba quyền chính:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;
  • Quyền sở hữu công nghiệp;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

Chi tiết về khái niệm và đối tượng của ba quyền này sẽ được trình bày dưới đây.

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan

1. Đối tượng quyền tác giả

Quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các sản phẩm mà họ sáng tạo. Các đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, và khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào.

Quyền liên quan đến tác giả

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các bản ghi âm, cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, và các tín hiệu vệ tinh chứa chương trình đã được biến đổi.

>> Tham khảo ngay:Dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả – Trọn gói 2.000.000 đồng.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với các phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, và bí mật kinh doanh mà họ tạo ra hoặc được thừa hưởng.

Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Các sáng chế dưới dạng sản phẩm;
  • Kiểu dáng công nghiệp;
  • Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu liên kết;
  • Tên thương mại;
  • Bí mật kinh doanh;
  • Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực hoặc quốc gia cụ thể.

Tham khảo ngay:

>>Hồ sơ, thủ thục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo;

>Dịch vụ bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu – Phí dịch vụ chỉ 1.000.000 đồng.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với giống cây trồng mới do họ tạo ra, phát triển hoặc phát hiện.

Các đối tượng quyền đối với giống cây trồng bao gồm vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Có cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không, vì sao?

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, Kế Toán Trực Tuyến luôn khuyên khách hàng hoàn tất thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt vì những lý do sau:

1. Khẳng định quyền sử dụng hợp pháp

Với văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận bản quyền tác giả, bạn có quyền khẳng định hợp pháp đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có ưu thế hơn.

2. Bảo hộ bản quyền sản phẩm trước đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ sản phẩm nào, từ mẫu thiết kế logo, bao bì, thời trang cho đến âm nhạc, đều có thể bị đạo nhái. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cách hợp pháp cần thiết để bảo vệ sản phẩm của bạn khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh.

3. Bảo vệ các loại tài sản vô hình

Doanh nghiệp có hai loại tài sản: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản vô hình bao gồm ý tưởng, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, và các sản phẩm sáng tạo khác. Khi tài sản đã được bảo hộ, doanh nghiệp có thể sử dụng trong các giao dịch như mua bán hoặc sáp nhập.

Đặc điểm và ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

Dưới đây là bốn đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ cùng với ví dụ cụ thể:

1. Quyền đối với tài sản vô hình

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các tài sản vô hình, được sáng tạo và phát triển bởi cá nhân hoặc tổ chức, và có thể được trao đổi hoặc quy đổi thành giá trị tiền tệ.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học, khoa học, và nghệ thuật.

2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có chọn lọc

Theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, không phải mọi trường hợp đều cần đăng ký bảo hộ, chẳng hạn như số liệu, khái niệm, phương pháp hoạt động, và văn bản hành chính.

3. Giới hạn về lãnh thổ và thời gian

Quyền sở hữu trí tuệ có giới hạn về lãnh thổ và thời gian. Những sản phẩm sáng tạo chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia, và thời hạn bảo hộ sẽ được quy định theo pháp luật.

Ví dụ: Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm khuyết danh được bảo hộ trong 75 năm kể từ khi công bố lần đầu.

4. Tính đồng thời

Một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau.

Ví dụ: Một đĩa CD có thể được bảo hộ về nhãn hiệu, kiểu dáng, hoặc sáng chế.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và cách tra cứu

1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Trước khi tiến hành đăng ký, bạn cần xác định:

  • Đối tượng cần đăng ký bảo hộ là gì?
  • Phạm vi bảo hộ của mỗi quyền đối với sản phẩm bạn cần đăng ký.

Ví dụ:

Đối với logo, bạn cần xác định phạm vi mong muốn được bảo hộ, từ đó có thể xác định văn bằng xin cấp là độc quyền nhãn hiệu hay bản quyền tác giả. Cụ thể:

Nếu bạn chỉ cần bảo hộ logo dưới hình thức tác phẩm thì đăng ký tác quyền;

Nếu bạn muốn bảo hộ logo để không bị trùng hoặc nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác, bạn nên đăng ký độc quyền nhãn hiệu.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ.

Dưới đây là chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và bảo hộ thương hiệu độc quyền.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền (*) Số lượng
1. Tờ khai đăng ký độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu 2
2. Mẫu nhãn hiệu đính kèm kích thước tối đa 8x8cm và quy chế sử dụng 5
3. Danh mục hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu cần bảo hộ 1
4. Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu 1

(*) Tùy sản phẩm đăng ký bảo hộ mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả Số lượng
1.