Thương Nhân là gì? Phân loại và đặc điểm của Thương Nhân

Thương nhân là gì? Phân loại thương nhân và đặc điểm của thương nhân theo Luật Thương mại 2005 là gì? Hợp tác xã, hộ kinh doanh có phải là thương nhân không?

Thương nhân là gì?

Theo Luật Thương mại 2005, thương nhân được định nghĩa như sau:

  • Thương nhân là các tổ chức kinh tế Việt Nam được thành lập hợp pháp, hoặc là cá nhân có tham gia thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh;
  • Thương nhân có quyền tự do hoạt động thương mại trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn, và dưới mọi hình thức mà pháp luật không cấm;
  • Thương nhân được nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp.

(*) Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác có tham gia thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Phân loại thương nhân theo Luật Thương mại 2005

Luật Thương mại 2005 chưa có quy định cụ thể về các loại hình thương nhân, nhưng có thể chia thương nhân thành 3 loại cơ bản như sau:

Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại thương nhân:

1. Thương nhân là doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, tài sản, và trụ sở giao dịch, hoạt động với mục đích kinh doanh. Mọi doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật đều được xem là thương nhân.

Hiện tại, có 4 loại hình công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, có ít nhất 3 cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong giới hạn vốn đã góp.
  • ➤ Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên đồng sở hữu, có thể thêm thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã cam kết.
  • ➤ Công ty TNHH một thành viên: Được thành lập bởi một cá nhân hoặc tổ chức, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về nợ trong phạm vi vốn điều lệ.
  • ➤ Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về hoạt động của doanh nghiệp.

2. Thương nhân là hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh là tổ chức do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình cùng tham gia góp vốn, đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của hộ thông qua tài sản của mình.

3. Thương nhân là hợp tác xã, liên hiệp HTX

➤ Hợp tác xã:

  • Hợp tác xã là tổ chức do nhiều thành viên đồng sở hữu, tự quản lý và vận hành theo nguyên tắc cộng tác và chia sẻ lợi ích.
  • Có tối thiểu 7 thành viên tự nguyện thành lập, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh và tạo việc làm.

➤ Liên hiệp HTX:

  • Liên hiệp HTX là tổ chức do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên nguyên tắc của hợp tác xã.

Ngoài cách phân loại trên, thương nhân có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như tư cách pháp nhân, hình thức tổ chức, loại tài sản và quốc tịch.

4 đặc điểm của thương nhân

Cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân nếu có đủ các đặc điểm sau:

1. Thương nhân phải hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, sản xuất nhằm mục đích sinh lợi.

2. Thương nhân phải hoạt động thương mại độc lập

Điều này có nghĩa là thương nhân tự do kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm mà không phụ thuộc vào bên thứ ba.

Ví dụ: Một công ty tư nhân nhỏ được xem là thương nhân, nhưng một chi nhánh của công ty lớn không được xem là thương nhân.

3. Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên

Hoạt động thương mại thường xuyên nghĩa là thực hiện các giao dịch một cách liên tục, không phải là hoạt động tạm thời hay ngắn hạn.

Ví dụ: Một cá nhân bán bánh trung thu chỉ trong dịp Tết không được xem là thương nhân.

4. Thương nhân phải đăng ký kinh doanh

Thương nhân bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu chưa đăng ký, thương nhân vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.

Việc đăng ký kinh doanh là cơ sở để cơ quan nhà nước công nhận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thương nhân.

Câu hỏi thường gặp về các loại thương nhân Việt Nam

1. Thương nhân là gì?

Thương nhân là tổ chức kinh tế Việt Nam (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) được thành lập hợp pháp hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Chủ thể nào là thương nhân?

Thương nhân gồm các chủ thể sau:

  • Thương nhân là doanh nghiệp;
  • Thương nhân là hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh;
  • Thương nhân là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Trường đại học có phải là thương nhân không?

Có. Trường đại học được đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoạt động độc lập nên được xem là thương nhân.

4. Hộ kinh doanh có phải là thương nhân không?

Có. Hộ kinh doanh là một trong ba loại hình thương nhân cơ bản.

5. Hợp tác xã có phải là thương nhân không?

Có. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem là thương nhân.

7. Thương nhân có phải đăng ký kinh doanh không?

Có. Thương nhân bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất! DANH SÁCH CÔNG TY

0946724666
Contact