Mức xử phạt không có giấy phép kinh doanh – cầm cố GPKD

Có bị phạt khi cho mượn hoặc cầm giấy phép kinh doanh không? Nếu không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Và thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh khi bị mất là gì?

Cho mượn, cầm giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng áp dụng cho các hành vi sau:

  • Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
  • Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

Như vậy, cả người cho mượn và người nhận cầm cố giấy phép kinh doanh đều có thể bị xử phạt.

(*) Giấy phép kinh doanh được hiểu là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Theo Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không có giấy phép kinh doanh như sau:

➧ Đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Mức phạt từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không thực hiện việc đăng ký.

➧ Đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy phép con):

Mức phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề có điều kiện trong các trường hợp:

  • Không có giấy phép con;
  • Giấy phép con đã hết hiệu lực;
  • Không đáp ứng đúng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Sử dụng giấy phép con không đúng quy định.

➧ Đối với hành vi tiếp tục kinh doanh khi bị đình chỉ:

Mức phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh khi đã bị đình chỉ hoạt động.

Như vậy, mọi doanh nghiệp đều phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện, việc có giấy phép con là bắt buộc. Để tránh bị phạt, bạn nên thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo quy định.

Mất giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Theo quy định hiện hành, mất giấy phép kinh doanh không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con là tài liệu quan trọng trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, khi mất giấy phép, doanh nghiệp cần nhanh chóng xin cấp lại hoặc cấp mới để tránh rắc rối trong tương lai.

Thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất, hư hỏng

1. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Khi mất giấy đăng ký kinh doanh, bạn có thể thực hiện theo hai cách xin cấp lại dưới đây:

➧ Cách 1: Làm thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bộ hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Giấy ủy quyền (nếu cần).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Chờ nhận kết quả trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

➧ Cách 2: Sử dụng dịch vụ xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh tại ketoantructuyen.net

Nếu bạn không có thời gian làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh, có thể sử dụng dịch vụ trọn gói với chi phí từ 700.000 đồng.

Bạn chỉ cần cung cấp mã số thuế công ty, trong vòng 3 ngày làm việc, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ và làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch & Đầu tư để bàn giao giấy phép kinh doanh tận nơi.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Thủ tục làm lại giấy phép kinh doanh (ngành nghề kinh doanh có điều kiện – giấy phép con)

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, điều kiện và thủ tục cấp lại giấy phép có thể khác nhau.

Chi tiết thủ tục xin cấp lại giấy phép con cho các ngành nghề có điều kiện, bạn có thể tham khảo tại các bài viết của chúng tôi.

Câu hỏi thường gặp về việc vi phạm giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép con

1. Giấy phép kinh doanh có cầm được không?

Không. Hành vi cầm cố giấy phép kinh doanh đều có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

2. Kinh doanh không có giấy phép phạt như thế nào?

  • Phạt từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng cho hành vi không xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng cho hành vi kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà không có giấy phép con.

3. Doanh nghiệp kinh doanh online có cần giấy phép kinh doanh không?

Bán hàng online không thuộc ngành nghề có điều kiện nên không cần giấy phép con, nhưng cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Mất giấy phép kinh doanh có làm lại được không?

Có thể xin cấp lại hoặc cấp mới giấy phép theo quy định.

Liên hệ với chúng tôi qua số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp nhất!

0946724666
Contact