Cách hạch toán, tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

Phương pháp, công thức tính khấu hao tài sản cố định (khấu hao TSCĐ), hạch toán khấu hao tài sản cố định và mức khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng…

I. Cách tính nguyên giá của TSCĐ đã qua sử dụng

Dựa theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 quy định:

  • Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình là toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sở hữu tài sản cố định hữu hình tính tới thời điểm đưa tài sản đó vào trong trạng thái sẵn sàng sử dụng;
  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình (kể cả TSCĐ mua mới hay đã qua sử dụng): Là giá mua (+) các khoản thuế phải trả (ví dụ: thuế TTĐB, thuế môi trường… không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại như thuế GTGT) (+) các chi phí khác phải bỏ ra để tài sản cố định được đưa vào trạng thái sẵn sàng để sử dụng như: lãi tiền vay đã phát sinh trong quá trình xây dựng đầu tư hay mua sắm tài sản cố định; chi phí của việc vận chuyển và bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt và chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí khác liên quan trực tiếp.

➥ Kết luận:

Nguyên giá TSCĐ đã qua sử dụng

=

Giá mua TS thực tế (*)

+

Các khoản thuế khác (không gồm khoản thuế khác được hoàn lại), các chi phí liên quan khác (nâng cấp, sửa chữa, lắp đặt…)

(*): Giá mua thực tế là giá mua ghi trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT).

Ví dụ 1: 

Công ty dịch vụ tư vấn ketoantructuyen.net mua một máy photocopy chuyên dụng cũ đã qua sử dụng của một đơn vị khác, giá trị trên hóa đơn là 38 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 2 triệu đồng.

➥ Nguyên giá máy photocopy đã qua sử dụng = 38 + 2 = 40 triệu đồng.

II. Công thức, phương pháp tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

Theo chuẩn mực kế toán hiện nay có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định là:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng;
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Đa số các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng nên ở bài viết này, ketoantructuyen.net sẽ chỉ phân tích theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

a. Mức để trích khấu hao tài sản cố định hàng năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng:

Mức trích khấu hao hằng năm

=

Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian của trích khấu hao

Trong đó:

  • Thời gian của trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng được tính như sau:

Thời gian của trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm Thông tư 45)

Giá bán của các TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)
  • Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của các tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, biếu, tặng, hoặc được cấp, điều chuyển đến) và nhiều trường hợp khác;
  • Thời gian trích khấu hao tài sản cố định mới cùng loại sẽ được xác định theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45.

b. Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng theo phương pháp đường khấu hao đường thẳng:

Mức trích khấu hao hàng tháng 

=

Mức trích khấu hao hàng năm

12 tháng

Riêng tháng phát sinh tăng TSCĐ, thì:

Mức trích khấu hao của tháng phát sinh tăng TSCĐ

=

Mức trích khấu hao theo tháng

x

Số ngày sử dụng TSCĐ trong tháng đó

Tổng số ngày của tháng đó

Ví dụ 2:

Tiếp nối ví dụ 1 nêu trên, công ty dịch vụ tư vấn ketoantructuyen.net có:

Cách tính khấu hao TSCĐ và hạch toán tài sản cố định như sau:

  • Giá trị hợp lý của máy photocopy (là giá mua) là: 38 triệu đồng;
  • Giá bán của máy photocopy cùng loại mới 100% trên thị trường là: 76 triệu đồng;
  • Khung khấu hao của máy photocopy mới cùng loại theo Thông tư 45 là: Từ 6 năm đến 10 năm (ketoantructuyen.net lựa chọn 6 năm).

➥ Thời gian trích khấu hao của máy photocopy cũ ketoantructuyen.net mua là: (38 / 76) x 6 = 3 năm;

Mức trích khấu hao hàng năm = (Nguyên giá tài sản / Thời gian trích khấu hao tài sản) = 40 / 3 = 13.333.333;

➥ Mức trích chi phí khấu hao theo tháng = 13.333.333 / 12 = 1.111.111.

III. Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

➤ Khi mua TSCĐ về công ty hạch toán:

Nợ TK 211: Giá mua TSCĐ, chi phí mua TSCĐ;

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào;

Có TK 112, 331…: Tổng giá trị trên hóa đơn

➤ Hàng tháng công ty hạch toán chi phí trích khấu hao:

Nợ TK 154, 641, 642: Giá trị khấu hao của tháng đó (tùy vào mục đích sử dụng cho bộ phận nào thì hạch toán vào tài khoản đó);

Có TK 214: Giá trị khấu hao của tháng đó.

Lưu ý: Trước khi doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định thì phải đi đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với cơ quan quản lý thuế.

Mẫu đăng ký:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–

ĐĂNG KÝ PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Kính gửi:  CHI CỤC THUẾ ………………….

– Tên đơn vị: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN ketoantructuyen.net
– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………
– Mã số thuế: …………………

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/14/2013 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính trích khấu hao tài sản cố định.
– Nay Công ty dịch vụ tư vấn ketoantructuyen.net đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với Chi cục Thuế quận Cầu Giấy theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
– Đăng ký trích khấu hao tài sản chi tiết dưới đây:

STT

Tên tài sản cố định

Thời gian trích theo khấu hao tài sản cố định

Thời điểm bắt đầu trích khấu tài sản cố định

1

Máy photocopy chuyên dụng Hitachi 2M

3 năm

Tháng 9/2021

Hà Nội, …………………………………… 

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN ketoantructuyen.net

(Giám đốc ký tên và đóng dấu)

 

IV. Câu hỏi thường gặp về cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

Vào năm 2020, Công ty A đã đầu tư vào một chiếc máy photocopy công nghiệp với giá trị 25.200.000 đồng và đưa nó vào kho công cụ dụng cụ, với kế hoạch khấu hao trong vòng 36 tháng. Sang năm 2021, do nhu cầu sản xuất và kinh doanh, công ty đã tiến hành nâng cấp máy để có khả năng in màu. Tại thời điểm đó, giá trị thị trường của máy đã tăng lên 40.000.000 đồng, và cơ quan thẩm định giá đã xác định giá trị của nó là 39.000.000 đồng. Như vậy, liệu chiếc máy photocopy sau khi được nâng cấp vào năm 2021 có thể được ghi nhận là tài sản cố định hay không?

Sau khi hoàn tất nâng cấp, giá trị của máy đã đạt 39.000.000 đồng. Dựa vào các điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán đối với tài sản cố định hữu hình, máy được xác định có nguyên giá một cách đáng tin cậy và tối thiểu là 30.000.000 đồng. Do đó, máy photocopy này được công nhận là tài sản cố định và sẽ áp dụng khung khấu hao cho tài sản cố định.


Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!

DANH SÁCH CÔNG TY