Bạn đang có ý định đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Bạn đã biết cách chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký như thế nào chưa? Hãy cùng ketoantructuyen.net khám phá ngay bài viết này!
Hộ kinh doanh cá thể (HKD) là một trong những hình thức kinh doanh rất phổ biến tại Việt Nam, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Mặc dù quy trình thành lập hộ kinh doanh khá dễ dàng, nhưng vẫn cần phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể
-
Cá nhân, thành viên hộ gia đình phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi và có năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có quyền thành lập hộ kinh doanh.
-
Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Nếu trước đó đã thành lập một hộ kinh doanh, bạn cần phải giải thể hộ kinh doanh đó trước khi đăng ký mới.
-
Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ của một doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trừ khi có sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập HKD;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng);
– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
TẢI TRỌN BỘ: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Khi điền thông tin trên Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, bạn cần đặc biệt chú ý đến những nội dung sau:
– Tên hộ kinh doanh:
-
Tên phải có hai thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
-
Tên hộ kinh doanh không được chứa các cụm từ như “công ty”, “doanh nghiệp”.
-
Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên của các hộ kinh doanh khác trong cùng một quận (huyện/thị xã).
-
Không được sử dụng tên tiếng Anh cho hộ kinh doanh. Nếu muốn sử dụng, phải có dấu chấm giữa các ký tự.
Ví dụ: Hộ kinh doanh S.u.n.n.y
– Địa điểm kinh doanh:
-
Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh không được là chung cư (trừ khi hộ kinh doanh có mục đích cho thuê nhà).
-
Hộ kinh doanh có thể hoạt động ở nhiều địa điểm nhưng chỉ được đăng ký trụ sở tại một địa điểm duy nhất.
-
Địa chỉ thành lập hộ kinh doanh phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc có hợp đồng thuê/mượn hợp pháp.
– Ngành, nghề kinh doanh:
-
Hộ kinh doanh cá thể có quyền đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề, miễn là không nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
-
Hộ kinh doanh cũng được đăng ký các ngành nghề đầu tư có điều kiện khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Vốn điều lệ (vốn kinh doanh):
Pháp luật không quy định số vốn tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, do đó, số vốn đăng ký phụ thuộc vào khả năng và quy mô của người đăng ký.
– Số lượng lao động (dự kiến):
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động. Nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Khi đã hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể nộp hồ sơ một cách trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận hoặc huyện. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến thông qua trang web của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố. Mỗi tỉnh thành đều có trang web riêng để hỗ trợ các dịch vụ công của địa phương.
-
Bộ phận giải quyết hồ sơ: Cán bộ Phòng tài chính – Kế hoạch quận/huyện.
-
Thời gian giải quyết: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo:
7 lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại Hà Nội.
Lưu ý cần biết sau khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
-
Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần thực hiện đăng ký thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận.
-
Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, căn cứ vào doanh thu hàng năm.
-
Nếu hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn, không được tự đặt in hóa đơn mà phải đăng ký tại cơ quan thuế quản lý.
-
Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và không phải là doanh nghiệp, do đó không được phép sử dụng con dấu trong suốt quá trình kinh doanh.
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập HKD.
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
TẢI TRỌN BỘ: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Tên của hộ kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Phải có hai thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
– Tên hộ kinh doanh không được chứa cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
– Tên riêng không được trùng với tên của những hộ kinh doanh khác trong cùng quận (huyện/thị xã).
– Không được sử dụng tên tiếng Anh, nếu muốn dùng thì phải có dấu chấm giữa các ký tự.
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động. Nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên, bạn cần phải thành lập doanh nghiệp.
Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp bao gồm: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Có hai cách:
– Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận/huyện.
– Cách 2: Nộp hồ sơ online qua website của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc thành lập hộ kinh doanh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi cho Kế Toán Trực Tuyến theo số 0978 578 866 (Miền Bắc), 033 9962 333 (Miền Trung) hoặc 033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ trực tiếp.
Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
[blog_posts type=”masonry” columns=”1″ depth=”2″ cat=”59″ posts=”20″ excerpt_length=”47″ image_height=”180px”
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu