Phương pháp hạch toán tài khoản 138 – Phải thu khác (TK 138)

Tài khoản 138 là gì? Cách hạch toán tài khoản 138 ra sao? Hãy cùng Kế Toán Trực Tuyến tìm hiểu chi tiết về tài khoản này.

I. Kết cấu và nội dung phản ánh

1. Nội dung phản ánh

Tài khoản 138 – Phải thu khác được sử dụng để ghi nhận các khoản nợ phải thu không nằm trong phạm vi của tài khoản 131 (Phải thu khách hàng) hoặc tài khoản 136 (Phải thu nội bộ). Theo Thông tư 200, tài khoản 138 phản ánh những nội dung sau:

  • Giá trị tài sản bị thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, đang chờ xử lý;
  • Các khoản phải thu về bồi thường do cá nhân hoặc tập thể gây ra, bao gồm việc mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn đã được xử lý bằng việc bồi thường;
  • Các khoản cho bên khác mượn tài sản không phải tiền (nếu cho mượn bằng tiền thì sẽ hạch toán vào TK 1283);
  • Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, dự án, đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
  • Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển;
  • Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, hỗ trợ đào tạo lại cho lao động;
  • Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
  • Số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp mang đi cầm cố, thế chấp tại các tổ chức khác;
  • Các khoản phải thu khác không nằm trong các khoản đã nêu.
2. Kết cấu tài khoản

Bên Nợ

Bên Có

Bên Nợ

  • Phản ánh giá trị tài sản thiếu đang chờ giải quyết;
  • Phải thu của cá nhân, tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân;
  • Số tiền phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Khoản phải thu tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư tài chính;
  • Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi lại;
  • Xem xét lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá ngoại tệ tăng).

Bên Có

  • Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan;
  • Kết chuyển các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Số tiền đã thu được của các khoản nợ phải thu khác;
  • Xem xét lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá ngoại tệ giảm).

Số dư: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được của doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Tài khoản phải thu khác – 138 có thể có số dư bên Có, dùng để phản ánh số đã thu lớn hơn số phải thu;
  • Tài khoản phải thu khác có 3 tài khoản cấp 2:
    + TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân;
    + TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh khoản phải thu về cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra;
    + TK 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu ngoài phạm vi của các tài khoản đã nêu.

II. Phương pháp hạch toán tài khoản 138

1. Tài sản cố định
  • Nợ TK 1381 – Phải thu khác (Giá trị còn lại của TSCĐ);
  • Nợ TK 214 – HM TSCĐ (Giá trị hao mòn);
  • Có TK 211 – TS CĐHH (Nguyên giá).
2. Tiền mặt tồn quỹ, hàng hóa, vật tư… kiểm kê thiếu
  • Nợ TK 1381 – Phải thu khác;
  • Có TK 111;
  • Có TK 152, 153, 155, 156.
3. Các khoản cho vay mượn
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác;
  • Có TK 111, 112, 152, 153.
4. Nhận ủy thác
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác;
  • Có các TK 111, 112…;
5. Lãi, cổ tức được chia
  • Nợ các TK 111, 112… (Số đã thu được tiền);
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác;
  • Có TK 515 – DTHĐTC.
6. Khi thu được các khoản nợ khác
  • Nợ các TK 111, 112;
  • Có TK 1388 – Phải thu khác.
7. Khi chi trả tiền trợ cấp cho người lao động
  • Nợ TK 1385 – Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa;
  • Có các TK 111, 112.
8. Những khoản chi trong hoạt động sự nghiệp
  • Nợ các TK 111, 112;
  • Có TK 1388 – Phải thu khác.

III. Câu hỏi liên quan đến tài khoản 138 – Phải thu khác

1. Vào ngày 01/10/2022, công ty chúng tôi tiến hành kiểm kê kho, trong quá trình kiểm tra thì phát hiện thiếu một TSCĐ nguyên giá 30 triệu đồng, đã khấu hao hết 25 triệu đồng và chưa biết nguyên nhân thiếu. Vậy kế toán định khoản nghiệp vụ này như thế nào?

Tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp phát hiện thiếu một TSCĐ nhưng chưa rõ nguyên nhân, kế toán sẽ hạch toán:

– Nợ TK 1381: 5.000.000;

– Nợ TK 214: 25.000.000;

– Có TK 211: 30.000.000.

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ chi tiết TSCĐ.


2. Doanh nghiệp chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp số tiền 10.000.000 bằng tài khoản công ty, nhưng do sai thông tin tài khoản, dẫn đến số tiền bị hoàn lại. Vậy trường hợp này cần hạch toán như nào?

– Khi doanh nghiệp chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp:

  • Nợ TK 1388: 10.000.000;
  • Có TK 1121: 10.000.000.

– Khi ngân hàng hoàn lại do sai thông tin tài khoản, ghi:

  • Nợ TK 1121: 10.000.000;
  • Có TK 1388: 10.000.000.

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!

DANH SÁCH CÔNG TY

0946724666
Contact