Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau có ví dụ rõ ràng

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng hóa về trước hóa đơn về sau, với ví dụ cụ thể từ khi hàng về kho nhưng chưa có hóa đơn đến khi nhận được hóa đơn GTGT.

I. Chứng từ chứng minh hàng hóa về trước hóa đơn hàng hóa

Để xác nhận hàng hóa đã được giao trước khi nhận hóa đơn, cần dựa vào các chứng từ sau:

  • Biên bản giao nhận hàng hóa (trong đó ghi rõ ngày giao hàng);
  • Phiếu nhập, phiếu xuất kho hàng hóa của các bên;
  • Điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Lưu ý: Các chứng từ cần ghi rõ ngày giao hàng hóa và thời điểm nhận hóa đơn.

II. Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

1. Khi hàng về đến kho nhưng chưa có hóa đơn

Nợ 156, 152, 153: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính;

Có 111, 112, 331: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính.

Ví dụ 1:

Công ty ketoantructuyen.net đã đặt mua 100 chiếc ghế văn phòng từ công ty B. Ngày 10/08/2022, công ty B đã giao ghế cho ketoantructuyen.net kèm theo biên bản giao nhận hàng hóa với giá tạm tính là 700.000 đồng/chiếc (chưa có hóa đơn GTGT).

Giá trị lô hàng nhập về là: 100 x 700.000 = 70.000.000 đồng.

Định khoản:

Nợ 156: 70.000.000 đồng;

Có 331: 70.000.000 đồng.

>> Xem thêm:Các loại hóa đơn.

2. Khi nhận được hóa đơn GTGT

2.1 Giá mua bằng giá tạm tính

Nợ 133: Số lượng x Giá x Thuế suất;

Có TK 11, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

2.2 Giá mua lớn hơn giá tạm tính

➨ Bước 1: Hạch toán thuế GTGT

  • Nợ TK 133: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất;
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

➨ Bước 2: Điều chỉnh tăng giá trị hàng mua

  • Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính);
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính).

Ví dụ 2:

Tiếp tục với ví dụ 1, ngày 12/08/2022, bên B đã chuyển hóa đơn GTGT cho ketoantructuyen.net với giá trên hóa đơn là 710.000 đồng/chiếc.

Thuế GTGT trên hóa đơn là 100 x 710.000 x 8% = 5.680.000 đồng;

Giá trị hàng mua tăng thêm: 100 x (710.000 – 700.000) = 1.000.000 đồng.

Nợ TK 133: 5.680.000 đồng;

Có TK 331: 5.680.000 đồng;

Nợ TK 156: 1.000.000 đồng;

Có TK 331: 1.000.000 đồng.

2.3 Giá mua nhỏ hơn giá tạm tính

➨ Bước 1: Hạch toán thuế GTGT

  • Nợ TK 133: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất;
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

➨ Bước 2: Điều chỉnh giảm giá trị hàng mua

  • Nợ TK 111, 112, 331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua);
  • Có TK 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua).

Ví dụ 3:

Bên B xuất hóa đơn cho ketoantructuyen.net với giá 650.000 đồng.

Số thuế GTGT là: 650.000 * 100 * 8% = 5.200.000 đồng;

Giá trị hàng mua bị giảm: (700.000 – 650.000) x 100 = 5.000.000 đồng.

Nợ TK 133: 5.200.000 đồng;

Có TK 331: 5.200.000 đồng;

Nợ TK 331: 5.000.000 đồng;

Có TK 156: 5.000.000 đồng.

III. Câu hỏi liên quan đến cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

1. Chứng từ liên quan đến việc chứng minh hàng hóa về trước hóa đơn về sau là gì?

  • Biên bản giao nhận hàng hóa (trong biên bản giao hàng cần thể hiện rõ ngày giao hàng).
  • Phiếu nhập, phiếu xuất kho hàng hóa của các bên.
  • Điều khoản thỏa thuận trên hợp đồng mua bán hàng hóa.

Dương Hằng – Phòng Kế Toán Trực Tuyến

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!

0946724666
Contact