Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Điều kiện, mục đích – Có ví dụ

Cùng tìm hiểu: Định nghĩa đơn vị sự nghiệp công lập, mục đích, điều kiện thành lập và quy định liên quan.

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước.

Thường thì đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học… thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ:

  • Trường ĐH Luật Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp;
  • Trường ĐH Công nghiệp thuộc Bộ Công thương;
  • Viện nghiên cứu cao cấp về Toán thuộc Bộ GD&ĐT;
  • Bệnh viện Quân y 115 thuộc Sở Y tế TP. HCM.

➤ Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  1. Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
  2. Đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

➤ Đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập, gồm:

  1. Đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ;
  2. Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp;
  3. Đơn vị sự nghiệp thuộc chủ thể khác theo quy định của pháp luật;
  4. Đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập với các mục đích chính sau:

  1. Cung cấp dịch vụ công mà nhà nước chịu trách nhiệm, nhằm phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa thể đáp ứng.

Đặc biệt, các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ.

  1. Lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống công lập nhằm xác định lĩnh vực ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
  2. Xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân viên chức có đạo đức nghề nghiệp, trình độ và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cung ứng dịch vụ công.

Điều kiện thành lập, quy định về đơn vị sự nghiệp công lập

Tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

  1. Đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định pháp luật chuyên ngành;
  2. Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;
  3. Số lượng nhân viên tối thiểu là 15 người, trừ các đơn vị cung cấp dịch vụ cơ bản;
  4. Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia và mạng lưới các đơn vị sự nghiệp đã được phê duyệt;
  5. Có trụ sở làm việc, đề án cấp đất xây dựng trụ sở nếu cần, đảm bảo trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động theo quy định.

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, có nghĩa là đơn vị được trao quyền tự chịu trách nhiệm và tự quyết định các khoản thu chi không vượt quá mức khung do nhà nước quy định.

➤ Cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định tách rõ nguồn thu:

  1. Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
  2. Thu từ thuê tài sản công, thực hiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt;
  3. Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật.

➤ Cơ chế tự chủ được chia thành 4 loại theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP:

  1. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
  2. Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
  3. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
  4. Đơn vị được nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Phân biệt đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và đơn vị sự nghiệp công lập có những điểm khác nhau như sau:

  1. Đơn vị ngoài công lập được thành lập bởi cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.
  2. Ví dụ:

  • Bệnh viện đa khoa Tâm Anh;
  • Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng;
  • Trường ĐH Công nghệ – Hutech.
  1. Đơn vị ngoài công lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  2. Đơn vị ngoài công lập tự chủ về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi phí hoạt động dựa vào nguồn vốn ngoài ngân sách.
  3. Đơn vị ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch của nhà nước nhằm phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học công nghệ.

Tóm lại, đơn vị ngoài công lập được thành lập với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng hoạt động độc lập theo mô hình doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp về đơn vị sự nghiệp công lập

1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước.


2. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những đơn vị nào?

Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

  • Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy;
  • Đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn.

3. Ví dụ về đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu là các trường học, bệnh viện và viện nghiên cứu… trực thuộc nhà nước.

Ví dụ:

  • Trường ĐH Công nghiệp thuộc Bộ Công thương;
  • Viện nghiên cứu cao cấp về Toán thuộc Bộ GD&ĐT;
  • Bệnh viện Quân y 115 thuộc Sở Y tế TP. HCM.

4. Mục đích xây dựng các đơn vị sự nghiệp công lập?

Đơn vị sự nghiệp công lập được xây dựng nhằm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực mà nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng cho nhân dân.

>> Xem thêm: Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập.


5. Cơ chế quản lý tài chính của sự nghiệp công lập?

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cho phép các đơn vị tự chịu trách nhiệm và quyết định các khoản thu chi không vượt quá mức khung quy định bởi nhà nước.


Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!