Xem ngay: Điều kiện xin giấy phép kinh doanh rượu cho cơ sở bán buôn, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ, cơ sở sản xuất, phân phối, nhập khẩu rượu.
Rượu là một mặt hàng đặc biệt, nên việc sản xuất và kinh doanh bia rượu được phân loại vào danh mục ngành nghề có điều kiện. Để có thể hoạt động kinh doanh bia rượu theo hình thức nhập khẩu, sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ hay bán rượu tiêu dùng tại chỗ, cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện về giấy phép tương ứng của từng hoạt động cụ thể.
Hiện tại, kinh doanh rượu được chia thành hai loại: rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên và rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Chúng tôi sẽ dựa vào sự phân chia này để cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về điều kiện kinh doanh rượu cụ thể.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
1. Đối với cơ sở sản xuất rượu công nghiệp
Cơ sở sản xuất rượu công nghiệp có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Các điều kiện để được cấp giấy phép này bao gồm:
- Phải là công ty, doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề sản xuất rượu.
- Sử dụng dây chuyền, máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ phù hợp với quy mô sản xuất dự kiến.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Tuân thủ các yêu cầu về môi trường theo quy định.
- Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
- Đáp ứng điều kiện về nhân lực như cán bộ kỹ thuật có trình độ và chuyên môn phù hợp với ngành nghề sản xuất rượu.
2. Đối với cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh
Cơ sở sản xuất rượu thủ công có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần có giấy phép sản xuất rượu thủ công trước khi hoạt động. Điều kiện để được cấp giấy phép này bao gồm:
➨ Trường hợp sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh:
- Cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh cá thể và có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh rượu thủ công.
- Cần đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu.
➨ Trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu chế biến lại:
- Cần có hợp đồng mua bán giữa bên sản xuất rượu thủ công với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (trường hợp này không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định).
- Nếu không bán rượu cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp thì cá nhân, tổ chức sản xuất rượu thủ công sẽ phải làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu với mục đích kinh doanh.
3. Đối với cơ sở phân phối rượu
Cơ sở phân phối rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần có giấy phép phân phối rượu trước khi hoạt động. Điều kiện cấp giấy phép này bao gồm:
- Phải là công ty, doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề phân phối rượu.
- Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (bao gồm cả địa bàn đặt trụ sở chính), mỗi tỉnh, thành phố phải có ít nhất 1 thương nhân bán buôn rượu.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, nhà phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
Lưu ý:
Trường hợp doanh nghiệp thành lập các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
4. Đối với cơ sở bán buôn rượu
Thương nhân bán buôn rượu cần có giấy phép bán buôn rượu nếu muốn kinh doanh mặt hàng này. Các điều kiện để được cấp giấy phép này bao gồm:
- Phải là công ty, doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề bán buôn rượu.
- Có hệ thống bán buôn rượu với tối thiểu 1 thương nhân bán lẻ rượu tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Có văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
Lưu ý:
Nếu doanh nghiệp lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.
>>> Xem chi tiết: Thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu.
5. Đối với cơ sở bán lẻ rượu
Thương nhân bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần có giấy phép bán lẻ rượu trước khi hoạt động. Điều kiện để được cấp giấy phép này bao gồm:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề bán lẻ rượu.
- Có hợp đồng thuê/mượn địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của đối tác bao gồm: thương nhân sản xuất rượu, phân phối rượu hoặc bán buôn rượu.
>>> Xem chi tiết: Thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu.
6. Đối với cơ sở bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Cơ sở bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cho khách hàng để sử dụng ngay tại điểm bán cần thực hiện thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Điều kiện để hoạt động này bao gồm:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.
- Rượu bán tại chỗ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất, phân phối hoặc giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu.
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải xin cấp giấy phép sản xuất rượu.
>> Xem chi tiết:Thủ tục xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ
Đối với các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu nhẹ (nồng độ cồn dưới 5,5 độ), cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở sản xuất rượu
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã, liên hiệp xã.
- Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Thực hiện thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất theo mẫu số 14 (nếu có thay đổi nội dung đã đăng ký cần thực hiện đăng ký bổ sung).
2. Đối với cơ sở nhập khẩu rượu
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã, liên hiệp xã.
- Tuân thủ các điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Chỉ được nhập khẩu rượu thông qua các cửa khẩu quốc tế.
- Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành kinh doanh theo mẫu số 14.
3. Đối với cơ sở bán rượu
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã, liên hiệp xã.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo mẫu số 14.
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu
Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh rượu bia khi có nhu cầu trở thành đại lý phân phối, bán buôn, bán lẻ bia rượu hay muốn phục vụ rượu bia ngay tại quán ăn, nhà hàng.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu bia, hãy tham khảo dịch vụ của ketoantructuyen.net dưới đây:
- Dịch vụ xin giấy phép bán buôn rượu – từ 20 ngày làm việc.
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu