Khám phá dịch vụ mở phòng khám đa khoa tại TP. HCM – Tư vấn miễn phí về điều kiện mở phòng khám và hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng.
Dịch vụ thành lập phòng khám đa khoa tại TP. HCM
Để phòng khám đa khoa hoạt động hợp pháp, một trong những yêu cầu bắt buộc là phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép khám chữa bệnh (giấy phép con).
Dưới đây là những dịch vụ trọn gói để mở phòng khám đa khoa tư nhân tại TP. HCM:
1. Dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh lĩnh vực khám, chữa bệnh
Bước đầu tiên để phòng khám đa khoa được cấp giấy phép hoạt động là hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh.
Với dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh phòng khám đa khoa của Kế Toán Trực Tuyến, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thực hiện hồ sơ với Sở KH&ĐT, cụ thể như sau:
- Tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý quan trọng trước khi thành lập, bao gồm mức đăng ký vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp phù hợp, cách đặt tên công ty…;
- Soạn thảo bộ hồ sơ thành lập công ty theo đúng biểu mẫu hiện hành để tránh hồ sơ bị hoàn trả;
- Đăng ký đúng và đủ các mã ngành cần thiết để không ảnh hưởng đến hoạt động sau này của phòng khám;
- Trình ký hồ sơ tận nơi theo yêu cầu, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển;
- Nộp hồ sơ, nhận kết quả tại Sở KH&ĐT và bàn giao kết quả tận nơi, bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu (nếu có).
Thông tin bạn cần cung cấp cho ketoantructuyen.net khá đơn giản.
Chi tiết thông tin cần cung cấp tại giai đoạn đăng ký kinh doanh:
- Thông tin dự kiến của doanh nghiệp: tên, vốn điều lệ, địa điểm đặt phòng khám…;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên/cổ đông.
2. Dịch vụ xin giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa tư nhân ở TP. HCM
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Kế Toán Trực Tuyến sẽ tiếp tục xin giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh (giấy phép con) từ Sở Y tế – điều kiện thiết yếu để có thể kinh doanh phòng khám đa khoa.
Các giấy tờ bạn cần cung cấp để Kế Toán Trực Tuyến thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám bao gồm:
Chi tiết các giấy tờ bạn cần cung cấp như sau:
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa;
- Danh sách nhân sự hành nghề khám, chữa bệnh tại phòng khám;
- Danh sách thiết bị y tế và cơ sở vật chất của phòng khám;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người thành lập và nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn;
- Các tài liệu chứng minh phòng khám đủ điều kiện hoạt động.
Lưu ý: Chi tiết giấy tờ cần cung cấp có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Kế Toán Trực Tuyến hỗ trợ công chứng miễn phí.
GỌI NGAY
➤ Thời gian hoàn thành dịch vụ trọn gói xin giấy phép mở phòng khám đa khoa tại TP. HCM
Thời gian để bạn nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa cho khu vực TP. HCM là khoảng 95 ngày làm việc, cụ thể:
- 5 ngày để Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- 90 ngày để Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh của phòng khám.
——-
Ngoài ra, trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, bạn cũng có thể hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tùy vào quy mô và kế hoạch hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, ketoantructuyen.net sẽ tư vấn phương án hợp lý nhất, giúp bạn tiết kiệm chi phí và tránh phát sinh thủ tục không cần thiết.
Bạn có thể tham khảo chi tiết dịch vụ đăng ký kinh doanh ngành nghề khám chữa bệnh theo các bài viết dưới đây.
Tham khảo chi tiết:
>> Dịch vụ thành lập hộ gia đình;
>> Dịch vụ thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài.
Bạn đã đủ điều kiện mở phòng khám đa khoa tư nhân?
Kinh doanh phòng khám đa khoa tại TP. HCM là một trong những hình thức tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh thuộc nhóm nghề có điều kiện.
Vì vậy, để có thể hoạt động phòng khám đa khoa tư nhân, bạn cần đáp ứng nhiều điều kiện. Cùng Kế Toán Trực Tuyến điểm qua một số điều kiện cơ bản.
1. Điều kiện về cơ sở vật chất phòng khám đa khoa
- Có địa điểm cố định tại Việt Nam với diện tích phù hợp để thực hiện các kỹ thuật chuyên môn;
- Có biện pháp phòng cháy chữa cháy và tuân thủ các yêu cầu về an toàn bức xạ;
- Có tối thiểu 2 chuyên khoa trong 4 khoa: khoa sản, khoa nhi, khoa nội, khoa ngoại;
- Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh);
- Có khu vực tiệt trùng các dụng cụ y tế tái sử dụng;
- Có phòng khám chuyên khoa, phòng cấp cứu, phòng lưu bệnh nhân và nếu thực hiện tiểu phẫu thì phải có phòng tiểu phẫu.
2. Điều kiện về trang thiết bị y tế
- Chuẩn bị hộp thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu;
- Trang thiết bị, dụng cụ khám, chữa bệnh phải phù hợp với các chuyên khoa của phòng khám;
- Có bộ xét nghiệm sinh hóa cho phòng khám hoạt động khám và điều trị bệnh nghề nghiệp.
3. Điều kiện về đội ngũ nhân viên phòng khám đa khoa
- Người đứng đầu phòng khám đa khoa phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh;
- Tối thiểu 50% bác sĩ khám, chữa bệnh phải là nhân sự chính thức, trong đó ít nhất 1 cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn;
- Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký;
- Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa xét nghiệm phải có bằng đại học để đọc và ký kết quả xét nghiệm;
- Bác sĩ X-Quang hoặc chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh cũng phải có bằng đại học để đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán.
>> Tham khảo thêm:
Điều kiện mở phòng khám tư nhân.
Tham khảo hồ sơ, thủ tục mở phòng khám đa khoa
1. Hồ sơ mở phòng khám đa khoa
Nếu bạn muốn tự tiến hành thủ tục thành lập phòng khám đa khoa với 2 giai đoạn như đã nêu, đây là hồ sơ bạn cần chuẩn bị.
➤ Giai đoạn 1 – Đăng ký thành lập phòng khám đa khoa tại TP. HCM
Chi tiết hồ sơ bao gồm:
- Điều lệ công ty;
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên/cổ đông;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân thay người đại diện nộp hồ sơ.
➤ Giai đoạn 2 – Xin giấy phép hoạt động phòng khám
Chi tiết hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (được cấp tại giai đoạn 1);
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám;
- Danh sách nhân sự hành nghề khám, chữa bệnh;
- Danh sách thiết bị y tế và cơ sở vật chất của phòng khám;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người thành
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu