Kinh nghiệm mở cửa hàng sửa chữa ô tô, garage bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô: cần giấy phép gì, chi phí mở gara ô tô, mã ngành kinh doanh gara ô tô, xe hơi…
Điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô là ngành nghề có điều kiện thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Để hoạt động trong lĩnh vực này, bạn cần phải có các giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa chữa xe ô tô;
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (*);
- Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
(*): Giấy phép PCCC chỉ áp dụng cho những garage có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
Xem thêm:
>>> Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
>>> Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô, mở showroom xe hơi.
Quy trình, thủ tục mở cửa hàng bảo dưỡng xe ô tô, garage xe hơi
Theo quy định của pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức muốn mở cửa hàng, garage ô tô cần phải thành lập công ty để cung cấp dịch vụ như sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Nếu bạn chỉ cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô mà không có dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành thì có thể mở garage theo mô hình hộ kinh doanh.
>>> Cách mở cửa hàng sửa chữa xe ô tô – Mô hình hộ kinh doanh.
Dưới đây, ketoantructuyen.net sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục pháp lý cần thiết để mở gara ô tô cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe hơi theo mô hình doanh nghiệp.
1. Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Quy trình mở gara sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm 4 bước:
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ mở công ty bảo hành, bảo dưỡng, sửa xe ô tô gồm các thành phần sau:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị thành lập công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông;
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên;
- Giấy ủy quyền (nếu cần).
TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty sửa chữa, bảo dưỡng ô tô.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.
Có thể nộp hồ sơ qua bưu điện, trực tiếp đến Sở hoặc online qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
➨ Bước 3: Nhận kết quả sau 3 – 5 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty và con dấu. Nếu không hợp lệ, Sở sẽ thông báo lý do từ chối.
➨ Bước 4: Thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi có GPKD.
Sau khi có giấy phép kinh doanh, bạn cần nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, treo biển hiệu, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số (token)…
Xem thêm:
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp.
2. Thủ tục xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Nếu garage có diện tích từ 500m2 trở lên, bạn bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC.
Hồ sơ gồm:
- Phương án phòng cháy chữa cháy;
- Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (bản sao).
TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về PCCC.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục hoặc Phòng Cảnh sát PCCC.
➨ Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 5 – 15 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Nếu không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo lý do từ chối.
Lưu ý: Nếu garage có diện tích dưới 500m2, bạn không cần giấy phép PCCC nhưng vẫn phải có phương án phòng cháy chữa cháy.
Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc thời gian thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận PCCC, có thể tham khảo dịch vụ làm giấy phép PCCC của ketoantructuyen.net.
3. Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Thủ tục này được thực hiện như sau:
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất;
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
➨ Bước 3: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung;
- Trường hợp hợp lệ: Cơ quan sẽ kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở.
Lưu ý: Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc.
Sau kiểm tra, cơ quan sẽ thông báo kết quả cho doanh nghiệp.
➨ Bước 4: Nhận kết quả.
Nếu đạt yêu cầu, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận. Nếu từ chối, cơ quan sẽ thông báo lý do.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu trong vòng 6 tháng; nếu không, hồ sơ sẽ bị hủy.
Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
Để kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô, bạn có thể đăng ký mã ngành 4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
Chi tiết hoạt động bao gồm:
- Xử lý chống rỉ;
- Bảo dưỡng thông thường;
- Rửa xe, đánh bóng;
- Sửa chữa phần cơ, điện;
- Sửa chữa thân xe.
Câu hỏi thường gặp về thủ tục mở cửa hàng sửa chữa ô tô, garage ô tô
1. Muốn mở cửa hàng cần đáp ứng điều kiện gì?
Cá nhân, tổ chức cần đảm bảo có giấy tờ pháp lý như:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép PCCC;
- Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào?
Quy trình gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ;
- Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT;
- Nhận kết quả sau 3 – 5 ngày;
- Thực hiện các thủ tục sau khi có giấy chứng nhận.
3. Chi phí mở garage ô tô tại Kế Toán Trực Tuyến là bao nhiêu?
Chi phí chỉ từ 1.000.000 đồng và thời gian hoàn thành dịch vụ từ 3 ngày làm việc.
4. Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành gồm những gì?
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất;
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện.
5. Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa chữa là gì?
Bạn có thể đăng ký mã ngành 4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
Gọi cho chúng tôi qua số 0978 578 866 (Miền Bắc), 033 9962 333 (Miền Trung), 033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu