Tìm hiểu: Vai trò của công chứng, chứng thực là gì? Giấy tờ, hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực? Chứng thực & công chứng có thời hạn bao lâu?
Vai trò của công chứng và chứng thực
Công chứng và chứng thực là hai hoạt động thiết yếu, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc của công dân Việt Nam. Công chứng và chứng thực hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức thông qua những điểm chính như:
- Chứng minh tính xác thực và hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, văn bản pháp lý…;
- Bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào các giao dịch và hợp đồng, đảm bảo các điều khoản và điều kiện được thực hiện công bằng và hợp pháp;
- Các văn bản công chứng và chứng thực có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa khi giải quyết các tranh chấp pháp lý;
- Tạo sự tin cậy trong các giao dịch kinh doanh và cá nhân.
Mặc dù hai hoạt động này có sự khác biệt nhưng mục đích cuối cùng đều là xác thực tính chính xác của các giấy tờ, văn bản. Để hiểu rõ hơn và áp dụng chính xác, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Phân biệt công chứng và chứng thực.
33 loại văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực
Pháp luật không quy định tất cả các loại giấy tờ pháp lý đều phải thực hiện công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, một số loại văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Nếu không tuân thủ, văn bản sẽ bị coi là vô hiệu. Dưới đây là 33 văn bản bắt buộc công chứng, chứng thực được tổng hợp từ ketoantructuyen.net:
➤ Chứng thực, công chứng hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng chuyển nhượng;
- Hợp đồng cho, tặng;
- Hợp đồng thế chấp;
- Hợp đồng góp vốn.
Lưu ý:
Bắt buộc phải công chứng, chứng thực 4 loại hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trừ nhà ở) kể trên, trừ các trường hợp sau:
- Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, trong đó các bên tham gia là tổ chức kinh doanh bất động sản.
➤ Chứng thực, công chứng văn bản, hợp đồng liên quan đến nhà ở
- Văn bản ủy quyền đứng tên mua nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước trong trường hợp:
- Người đứng tên trong hợp đồng thuê nhà không còn ở Việt Nam;
- Người đứng tên trong hợp đồng đã mất (kèm theo giấy chứng tử).
- Hợp đồng mua bán nhà ở;
- Hợp đồng biếu tặng, cho nhà ở;
- Hợp đồng đổi nhà ở;
- Hợp đồng góp vốn nhà ở;
- Hợp đồng thế chấp nhà ở;
- Hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà ở thương mại;
- Giấy tờ liên quan đến việc mua bán, nhận tặng, đổi, hoặc nhận thừa kế một căn nhà.
- Giấy tờ liên quan đến việc mua bán, biếu tặng hoặc thừa kế một công trình xây dựng không phải nhà ở;
- Hợp đồng thuê, mua nhà/công trình xây dựng có các bên tham gia là hộ gia đình và cá nhân;
- Hợp đồng thuê đất để xây dựng nhà ở;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây dựng nhà ở;
- Văn bản chấp thuận cho phép xây dựng nhà ở của người sử dụng đất.
Lưu ý:
Các loại giấy tờ, hợp đồng liên quan đến mua bán, biếu tặng, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng và mua bán nhà ở thương mại bắt buộc phải công chứng, chứng thực, ngoại trừ:
- Tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa của tổ chức;
- Mua bán, cho thuê nhà thuộc sở hữu của nhà nước;
- Mua bán, cho thuê nhà ở xã hội;
- Góp vốn bằng nhà ở trong đó có một bên tham gia là tổ chức;
- Cho thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền cho quản lý nhà ở.
➤ Chứng thực, công chứng di chúc, văn bản thừa kế
- Di chúc do người làm chứng lập cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Bản dịch sang tiếng Việt của di chúc bằng tiếng nước ngoài;
- Văn bản ghi chép lại di chúc miệng, chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện:
- Di nguyện được thể hiện trước mặt ít nhất 2 người làm chứng;
- Người làm chứng ghi chép lại di nguyện, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
- Bản di chúc phải được xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng bởi công chứng viên.
➤ Chứng thực, công chứng văn bản liên quan đến hôn nhân và gia đình
- Văn bản quyết định người giám hộ có sự đồng ý của người được chọn làm giám hộ;
- Văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn;
- Văn bản thỏa thuận mang thai hộ hoặc ủy quyền cho vợ, chồng thỏa thuận mang thai hộ tuân thủ 3 điều sau:
- Việc mang thai hộ phải dựa trên mục đích nhân đạo;
- Văn bản thỏa thuận mang thai hộ hoặc ủy quyền thỏa thuận mang thai hộ phải được công chứng;
- Vợ chồng chỉ được ủy quyền cho nhau thực hiện thỏa thuận mang thai hộ.
- Bản dịch sang tiếng Việt của các loại giấy tờ dùng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam; cần lưu ý:
- Phải được dịch sang tiếng Việt;
- Thực hiện công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch.
- Văn bản ủy quyền đăng ký hộ tịch phải được chứng thực;
- Văn bản ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm trong vụ án hành chính và dân sự;
- Tài liệu, giấy tờ do cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp cho Tòa án Việt Nam trong vụ án hành chính và dân sự.
➤ Chứng thực, công chứng các văn bản pháp lý khác
- Văn bản, hợp đồng mua bán, biếu tặng hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất;
- Văn bản thỏa thuận có sự đồng ý của người sử dụng đất về việc sử dụng đất để trồng rừng;
- Giấy tờ mua bán, biếu tặng xe của cá nhân;
- Hợp đồng cho thuê doanh nghiệp tư nhân;
- Văn bản bán đấu giá hàng hóa;
- Văn bản ủy quyền làm chứng việc kiểm phiếu bầu cử.
Lưu ý:
Đối với văn bản số 31, 32, 33 thì phải thực hiện công chứng.
——
Trên đây là tổng hợp 33 loại văn bản bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang thực hiện các thủ tục hay giao dịch với các loại giấy tờ này, hãy nhanh chóng làm thủ tục công chứng, chứng thực để đảm bảo tính hợp pháp và tránh những rủi ro tranh chấp không đáng có.
Xem chi tiết: Quy trình, thủ tục công chứng, chứng thực.
Bản sao chứng thực, giấy tờ công chứng có thời hạn bao lâu?
1. Bản sao công chứng, giấy tờ công chứng có hiệu lực bao lâu?
Pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ về thời hạn hiệu lực pháp lý của các văn bản công chứng. Hiện chỉ có quy định về thời điểm văn bản công chứng bắt đầu có hiệu lực, cụ thể là từ khi có chữ ký và đóng dấu của công chứng viên.
Ngoài ra, thời hạn công chứng còn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên liên quan. Một số loại văn bản công chứng giới hạn thời gian hiệu lực như:
- Hợp đồng thuê nhà: 6 tháng, 1 năm… tùy vào thỏa thuận giữa các bên;
- Hợp đồng ủy quyền: Không có thỏa thuận, hợp đồng này có hiệu lực 1 năm.
2. Bản chứng thực có giá trị bao lâu?
Giống như văn bản công chứng, pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định thời hạn pháp lý của văn bản chứng thực. Tuy nhiên, xét về thời hạn sử dụng của giấy tờ gốc, văn bản chứng thực được phân thành 2 loại:
- Bản sao vô hạn: Bản sao chứng thực của các loại giấy tờ như bảng điểm, bằng đại học, chứng chỉ hành nghề…;
- Bản sao hữu hạn: Bản sao chứng thực của các loại giấy tờ như phiếu lý lịch tư pháp, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… Thời hạn của bản sao chứng thực sẽ tương đương với thời hạn sử dụng của bản gốc.
Các câu hỏi thường gặp về văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực
1. Vai trò của chứng thực, công chứng là gì?
Công chứng và chứng thực giúp bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức như:
- Chứng minh tính xác thực và hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, văn bản pháp lý…;
- Bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào các giao dịch và hợp đồng;
- Các văn bản công chứng và chứng thực có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa trong việc giải quyết tranh chấp pháp lý;
- Tạo sự tin cậy trong các giao dịch kinh doanh và cá nhân.
Xem chi tiết: Vai trò của chứng thực và công chứng.
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu