A – Z về hộ chiếu: Passport là gì? Hướng dẫn cách đăng ký làm hộ chiếu phổ thông. Có mấy loại hộ chiếu? Thời hạn hộ chiếu? Hộ chiếu hết hạn phải làm sao?
Hộ chiếu (passport) là gì?
Theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh, hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là loại giấy tờ quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân, với hai chức năng chính:
- Thứ nhất, là giấy tờ cần thiết để công dân được phép xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào các quốc gia khác;
- Thứ hai, là giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và nhân thân của người sở hữu hộ chiếu.
Hộ chiếu thường được đóng thành quyển, có kích thước 125×88 mm và bao gồm 48 trang. Tùy thuộc vào loại hộ chiếu và đối tượng được cấp mà thời hạn hộ chiếu có thể khác nhau.
———
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hộ chiếu và visa. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại giấy tờ này, bạn có thể tham khảo bài viết: Visa và passport khác nhau như thế nào?
Có mấy loại hộ chiếu? Thời hạn hộ chiếu từng loại
Hiện hộ chiếu được phân thành 3 loại chính:
- Hộ chiếu công vụ;
- Hộ chiếu ngoại giao;
- Hộ chiếu phổ thông.
1. Hộ chiếu công vụ
➨ Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho cán bộ, viên chức, công chức hoặc những đối tượng cần ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ được giao. Thời hạn của hộ chiếu công vụ là từ 1 – 5 năm và có thể gia hạn một lần không quá 3 năm.
>> Xem chi tiết:Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ.
2. Hộ chiếu ngoại giao
➨ Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho các quan chức cấp cao của nhà nước như Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ… để thực hiện nhiệm vụ công tác quốc tế. Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao cũng từ 1 – 5 năm và có thể gia hạn một lần không quá 3 năm.
3. Hộ chiếu phổ thông
➨ Hộ chiếu phổ thông được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, bao gồm cả hộ chiếu gắn chip điện tử và không gắn chip điện tử. Đối với những người chưa đủ 14 tuổi hoặc yêu cầu cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn, chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip.
➨ Thời hạn hộ chiếu phổ thông khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi:
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên: 10 năm, không thể gia hạn;
- Người dưới 14 tuổi: 5 năm, không thể gia hạn;
- Hộ chiếu cấp theo thủ tục rút gọn: tối đa 12 tháng, không thể gia hạn.
———
Từ ngày 01/07/2022, công dân Việt Nam có thể nhận hộ chiếu phổ thông không gắn chip điện tử theo mẫu mới. Mẫu hộ chiếu mới có sự thay đổi về màu sắc, chất liệu và nội dung:
- Mẫu hộ chiếu cũ: Trang bìa màu xanh lá cây;
- Mẫu hộ chiếu mới: Trang bìa màu xanh tím than (giống với trang bìa của mẫu hộ chiếu gắn chip).
Dưới đây là hình ảnh hộ chiếu không gắn chip điện tử mẫu cũ, mẫu mới và mẫu có gắn chip:
Hộ chiếu không gắn chip điện tử mẫu cũ
Hộ chiếu không gắn chip điện tử mẫu mới
Hộ chiếu phổ thông có gắn chip điện tử
Lưu ý:
Việc đổi từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới không bắt buộc. Người dân có thể tiếp tục sử dụng hộ chiếu mẫu cũ cho đến khi hết hạn.
Trong trường hợp hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn sẽ có trang bìa màu đen.
Đăng ký làm hộ chiếu cần những giấy tờ gì?
Chi tiết về các giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông trong nước bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trong nước;
- 2 ảnh thẻ kích thước 4×6 cm, mặt thẳng, rõ tai và hai vai, phông trắng, trang phục lịch sự, không đeo kính;
- Ảnh chụp mặt trước và mặt sau của CCCD.
>> TẢI MIỄN PHÍ:Hồ sơ làm hộ chiếu.
Lưu ý: Tùy từng trường hợp hồ sơ mà bạn có thể cần bổ sung thêm một số giấy tờ, cụ thể:
- Trường hợp bị mất hộ chiếu: Bổ sung đơn báo mất hộ chiếu;
- Nếu chưa có CCCD và nộp đơn tại nơi tạm trú: Bổ sung sổ tạm trú;
- Đối với trẻ em chưa đủ 14 tuổi: Bổ sung bản sao trích lục khai sinh hoặc giấy khai sinh;
- Đối với trường hợp xin cấp hộ chiếu lần 2: Bổ sung hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
- Đối với cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự: Bổ sung bản chụp có chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp.
Thủ tục làm hộ chiếu, passport
1. Cách thức nộp hồ sơ làm passport
Hiện tại, bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu theo 1 trong 3 cách:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu;
- Nộp qua bưu điện thông qua dịch vụ của VNPost;
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Tham khảo chi tiết:
>> Làm hộ chiếu online trên điện thoại;
>> Cách làm hộ chiếu online – Hướng dẫn chi tiết thao tác trên máy tính.
2. Nơi cấp hộ chiếu và thời gian làm hộ chiếu
Theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh:
2.1. Đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu
➨ Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú/thường trú.
➨ Thời gian xử lý hồ sơ: Trong vòng 8 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
2.2. Đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu trong trường hợp đặc biệt
➨ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu lần đầu trong một số trường hợp đặc biệt như:
- Có giấy đề nghị khám chữa bệnh tại nước ngoài;
- Có giấy tờ chứng minh người thân ở nước ngoài qua đời;
- Có văn bản đề nghị từ cơ quan quản lý trực tiếp đối với quân nhân, viên chức, công chức;
- Một số trường hợp đặc biệt do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh quyết định.
➨ Thời gian xử lý: Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận đơn xin cấp hộ chiếu.
2.3. Đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông lần thứ hai
➨ Bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
➨ Thời gian xử lý: Trong vòng 5 ngày làm việc từ khi tiếp nhận hồ sơ.
3. Chi phí làm hộ chiếu
Từ ngày 01/01/2025, chính sách giảm 20% lệ phí cấp hộ chiếu sẽ hết hiệu lực. Bạn có thể tham khảo thông tin lệ phí làm hộ chiếu tại bảng dưới đây:
Trường hợp làm hộ chiếu | 01/01/2024 – 30/06/2024 | 01/07/2024 – 31/12/2024 | Từ 01/01/2025 |
Xin cấp mới | 200.000 đồng/lần cấp | 160.000 đồng/lần cấp |
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu