Phiếu lý lịch tư pháp cá nhân là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa, phân loại, cơ quan cấp phát và lệ phí liên quan đến loại giấy tờ này.
Lý lịch tư pháp là gì? Phân loại phiếu lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp cá nhân được định nghĩa như sau:
- Lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án.
- Quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về án tích của cá nhân.
- Tình trạng thi hành án của cá nhân.
- Thông tin về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp/HTX trong trường hợp HTX/doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ bắt buộc khi thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật.
>> Danh mục thủ tục hành chính yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp.
Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Ai có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm:
Loại phiếu lý lịch tư pháp | Đối tượng được cấp |
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 |
– Cá nhân là người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; – Cá nhân là công dân Việt Nam; – Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. |
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
– Cơ quan tiến hành tố tụng; – Cá nhân là công dân Việt Nam; – Cá nhân là người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam. |
Cá nhân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 để biết rõ lý lịch của bản thân. Trong các trường hợp thông thường, phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp.
Tìm hiểu chi tiết:
>> Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là gì?
>> Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?
Ý nghĩa của giấy lý lịch tư pháp cá nhân
Giấy lý lịch tư pháp cá nhân (hay giấy xác nhận không tiền án tiền sự) có những mục đích và ý nghĩa quan trọng sau đây:
- Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập công ty, doanh nghiệp, HTX trong trường hợp doanh nghiệp, HTX bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Ghi nhận việc xóa án tích của cá nhân, giúp người đã bị kết án tái hòa nhập với cộng đồng.
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự của cơ quan chức năng.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX.
Nội dung thể hiện trên phiếu lý lịch tư pháp
Phiếu lý lịch tư pháp cá nhân thể hiện những thông tin như:
- Thông tin của người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp: họ và tên, ngày sinh, giới tính, số CMND/CCCD/hộ chiếu, quốc tịch, nơi sinh, nơi cư trú, họ và tên của cha, mẹ, vợ, chồng.
- Tình trạng án tích của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Thông tin chi tiết về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX đối với người được cấp lý lịch tư pháp.
Nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp được chịu trách nhiệm bởi Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Giám đốc Sở Tư pháp.
Làm lý lịch tư pháp ở đâu? Cơ quan cấp lý lịch tư pháp
Tùy vào đối tượng yêu cầu, nơi nộp hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009, các cơ quan cấp là:
➤ Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp |
|
➤ Sở Tư pháp nơi cá nhân thường trú/tạm trú |
|
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục làm lý lịch tư pháp.
Thời hạn lý lịch tư pháp cá nhân được cấp
Hiện tại, Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, thời hạn có thể được quy định tại các văn bản luật khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý cụ thể.
Một số ví dụ về thời hạn hiệu lực của giấy tư pháp cá nhân liên quan đến các thủ tục hành chính:
Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp |
Văn bản luật quy định |
Thời hạn sử dụng |
Xin cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
Thông tư 197/2015/TT-BTC |
6 tháng |
Xin cấp/gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài |
Nghị định 152/2020/NĐ-CP |
6 tháng |
Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán |
Nghị định 155/2020/NĐ-CP |
6 tháng |
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ |
Thông tư 03/2014/TT-BKHCN |
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu