Tiêu chuẩn ISO 27001:2022 là gì? Hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS) là gì? Quy trình cấp chứng nhận ISO 27001:2022 và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn này cho doanh nghiệp sẽ được Kế Toán Trực Tuyến chia sẻ chi tiết trong bài viết này.
Tiêu chuẩn ISO 27001 và ISMS là gì?
ISO 27001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS), được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Chứng nhận ISO 27001 là quá trình đánh giá do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền thực hiện nhằm xác nhận sự phù hợp của một tổ chức với tiêu chuẩn này.
Giấy chứng nhận ISO 27001:2022 sẽ được cấp cho tổ chức, doanh nghiệp nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của tiêu chuẩn này. Hiện tại, ISO 27001 có ba phiên bản:
- Phiên bản đầu tiên phát hành năm 2005: ISO 27001:2005
- Phiên bản thứ hai phát hành năm 2013: ISO 27001:2013
- Phiên bản mới nhất phát hành năm 2022: ISO 27001:2022
>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 27001:2013.
Quy trình, thủ tục cấp chứng nhận ISO 27001:2022
1. Hồ sơ xin cấp chứng nhận ISO 27001:2022
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2022 bao gồm:
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ chứng minh phạm vi đăng ký chứng nhận
- Một số hồ sơ quy trình ISO 27001:2022
- Mục tiêu về an toàn thông tin
- Chính sách an toàn thông tin
- Sổ tay an toàn thông tin
- Các biểu mẫu/quy trình áp dụng
- Hồ sơ đánh giá nội bộ
- Phương pháp quản lý rủi ro
- Danh sách tài sản và đánh giá rủi ro
- Kế hoạch xử lý rủi ro
- Hồ sơ quản lý thông tin và vận hành
- Hồ sơ quản lý truy cập
- Hồ sơ duy trì và phát triển hệ thống thông tin
- Hồ sơ quản lý sự cố
2. Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2022
Để được cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2022, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đào tạo nhận thức và tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 27001:2022.
- Bước 2: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ để duy trì hệ thống ISO 27001:2022.
- Bước 3: Đánh giá sơ bộ hệ thống quản lý an toàn thông tin hiện có.
- Bước 4: Đánh giá chứng nhận chính thức theo tiêu chuẩn ISO 27001:2022 và hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận.
- Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 27001:2022:
- Sau khi được đánh giá, tổ chức chứng nhận sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm và yêu cầu giám sát tối thiểu 1 lần/năm.
Lưu ý:
Tổ chức cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá giám sát và chứng nhận lại định kỳ. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong 3 năm; sau đó, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá lại doanh nghiệp. Nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận mới có thời hạn 3 năm.
Quy định về tiêu chuẩn ISO 27001:2022 – Hệ thống quản lý an toàn thông tin
1. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001:2022
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt loại hình và quy mô. Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp với tổ chức trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, truyền thông và những tổ chức yêu cầu cao về bảo mật thông tin.
2. Thời gian áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001:2022
Thời gian áp dụng tiêu chuẩn sẽ phụ thuộc vào loại hình, quy mô và độ phức tạp của tổ chức, doanh nghiệp.
3. Tiêu chuẩn cần đáp ứng để được cấp chứng nhận ISO 27001:2022
Tiêu chuẩn ISO 27001:2022 gồm 10 điều khoản tương ứng với 10 yêu cầu mà tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện để được cấp chứng nhận.
➧ Phạm vi: Xác định các yêu cầu ISMS phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp.
➧ Tài liệu tham khảo
➧ Thuật ngữ và định nghĩa
➧ Bối cảnh của tổ chức: Tổ chức cần hiểu bối cảnh và xác định phạm vi của ISMS.
➧ Lãnh đạo: Ban lãnh đạo cần thiết lập chính sách và thủ tục về an toàn thông tin.
➧ Lập kế hoạch: Xác định rủi ro và mối đe dọa trong hệ thống quản lý thông tin.
➧ Hỗ trợ: Cung cấp nguồn lực và năng lực của nhân viên cho hệ thống quản lý an toàn thông tin.
➧ Vận hành: Lập kế hoạch và kiểm soát các quá trình đảm bảo xử lý rủi ro đúng cách.
➧ Đánh giá hiệu suất: Thiết lập và đánh giá các thước đo hiệu suất của hệ thống quản lý.
➧ Cải tiến: Đảm bảo an ninh thông tin hiệu quả và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
Lợi ích của việc áp dụng ISO 27001:2022 – ISMS
Dưới đây là những lợi ích quan trọng mà ISO 27001:2022 mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định pháp luật về an ninh thông tin.
- Nâng cao uy tín với khách hàng và đối tác.
- Bảo vệ thông tin và dữ liệu quan trọng.
- Cải thiện quy trình làm việc và hiệu suất tổ chức.
- Thể hiện cam kết trong việc bảo vệ thông tin.
- Tăng khả năng cạnh tranh trong ngành.
- Giảm thiểu chi phí liên quan đến sự cố bảo mật.
Kế Toán Trực Tuyến đã chia sẻ thông tin về quy định và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 27001:2022. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm hoặc xin giấy chứng nhận ISO 27001, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc) – 033 9962 333 (Miền Trung) – 0946 724 666 (Miền Nam) để được tư vấn.
Trần Lan – Phòng Pháp lý Kế Toán Trực Tuyến
Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận sự tư vấn chuyên nghiệp!
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu