Điều kiện và thủ tục thành lập công ty kiến trúc, tư vấn thiết kế


ul.noi-dung-chinh {list-style: none}
ul.noi-dung-chinh a{color:#010101}
.noi-dung-chinh li::before {content: “◆”; color: #fd6c2b; display: inline-block; width: 1.5em; margin-left: -1em}

Chia sẻ kinh nghiệm & hướng dẫn chi tiết: Thủ tục thành lập công ty tư vấn thiết kế, công ty kiến trúc – bảng mã ngành tư vấn thiết kế, mã ngành kiến trúc đầy đủ.

Điều kiện thành lập công ty kiến trúc, tư vấn thiết kế

Trong quá khứ, nhà ở chỉ đơn giản là nơi trú ngụ, không đòi hỏi cao về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, thiết kế nhà ở dân dụng đã trở nên quan trọng hơn, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn thể hiện cá tính của gia chủ. Sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân tăng cao ở Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu sở hữu ngôi nhà mang thiết kế riêng.

Từ đó, ngày càng nhiều công ty kiến trúc và thiết kế ra đời, không chỉ tại các thành phố lớn mà còn ở những tỉnh thành lân cận.

Ngành thiết kế và kinh doanh dịch vụ kiến trúc thuộc vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp không chỉ cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về thành lập công ty mà còn phải đảm bảo các yêu cầu của ngành nghề.

Điều kiện chung khi thành lập công ty kiến trúc, thiết kế nhà ở

  • Vốn điều lệ;
  • Tên công ty;
  • Địa chỉ trụ sở;
  • Mã ngành kinh doanh;
  • Người đại diện pháp luật;
  • Chủ thể thành lập doanh nghiệp.

Tham khảo:
6 điều kiện thành lập công ty.

Điều kiện về ngành kiến trúc, thiết kế nhà ở

Theo Luật Kiến trúc 2019, công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thiết kế, kiến trúc phải đáp ứng 3 điều kiện chính:

  • Phải được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Phải có người chịu trách nhiệm về chuyên môn hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
  • Phải gửi thông báo cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh nơi công ty kiến trúc đặt trụ sở chính.

Thủ tục thành lập công ty kiến trúc, thiết kế nhà ở

Để doanh nghiệp có thể hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nhà ở, cần đảm bảo các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ và được cấp giấy phép hoạt động. Thủ tục thành lập công ty kiến trúc bao gồm hai bước: thành lập công ty và xin giấy phép hoạt động ngành nghề.

1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kiến trúc, thiết kế nhà ở

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh ngành nghề kiến trúc

Chi tiết hồ sơ mở công ty kiến trúc (vốn Việt Nam) bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn (tùy theo từng loại hình);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy ủy quyền (nếu nhờ người đại diện nộp hồ sơ).

TẢI MIỄN PHÍ – Mẫu hồ sơ thành lập công ty kiến trúc theo từng loại hình theo các đường dẫn sau:


Công ty cổ phần;


Công ty TNHH 1 thành viên;


Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

——–

Đối với doanh nghiệp hành nghề kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài, tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức thành lập theo một trong hai cách:

  • Cách 1: Thành lập công ty bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng;
  • Cách 2: Thành lập công ty trực tiếp bằng vốn nước ngoài từ đầu (được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Lưu ý:

Nếu công ty kiến trúc vốn đầu tư nước ngoài dự định thực hiện các dự án liên quan đến nhà nước hoặc sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam nhằm mục đích đầu tư ra nước ngoài thì bắt buộc phải thành lập công ty theo cách 2.

Tham khảo chi tiết:
2 cách thành lập công ty vốn nước ngoài.

Nộp hồ sơ thành lập công ty thiết kế, kiến trúc

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT nơi đặt trụ sở chính.

Bạn có thể tham khảo địa chỉ Sở KH&ĐT các tỉnh, thành lớn như sau:

  • Sở KH&ĐT TP. HCM: Số 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
  • Sở KH&ĐT Hà Nội: Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công – Số 258 Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội;
  • Sở KH&ĐT Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà Trung tâm hành chính – Số 24 Trần Phú, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Ngoài cách nộp trực tiếp như trên, bạn có thể nộp qua mạng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Đăng ký tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Tạo hồ sơ đăng ký thành lập công ty với đầy đủ thông tin;
  • Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Ký xác thực và nộp hồ thành lập công ty kiến trúc.

Lưu ý:

Hiện nay, các tỉnh thành lớn đều áp dụng hình thức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian đi lại, bạn cần liên hệ trước qua điện thoại và xác nhận hình thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh.

➧ Chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả

Với cả hai hình thức nộp hồ sơ đăng ký mở công ty kiến trúc trực tiếp và online, bạn đều phải chờ tối thiểu 3 ngày làm việc để Sở KH&ĐT xử lý hồ sơ và trả kết quả, theo đó:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Sở KH&ĐT sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Sở KH&ĐT sẽ thông báo, hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ. Sau đó, bạn cần nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung.

Với kinh nghiệm làm dịch vụ thành lập hơn 14 năm của Kế Toán Trực Tuyến, tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có những quy định cũng như hướng xử lý hồ sơ khác nhau. Vì thế, sau khi tham khảo bài viết này, nếu bạn vẫn còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ hotline của Kế Toán Trực Tuyến hoặc tham khảo dịch vụ thành lập công ty kiến trúc với phí dịch vụ chỉ 250.000 đồng.


GỌI NGAY

2. Bước 2: Xin giấy phép hoạt động ngành nghề kiến trúc, thiết kế

Một trong những điều kiện để thành lập công ty kiến trúc là phải có chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân chủ trì thiết kế kiến trúc hoặc chịu trách nhiệm chuyên môn. Do vậy, tại bước này, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn chỉ cần thông báo với UBND cấp tỉnh về tình trạng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Bảng mã ngành kiến trúc bạn cần biết

Tùy vào nhu cầu hoạt động cũng như các dịch vụ mà công ty kiến trúc dự định thực hiện mà lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh tương ứng.

Nếu bên cạnh dịch vụ kiến trúc, tư vấn, xây dựng, công ty còn thực hiện những hoạt động kinh doanh bổ trợ như cung cấp, mua bán vật liệu xây dựng thì cần đăng ký thêm các ngành tương ứng để tránh trường hợp phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về quy định hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp hành nghề kiến trúc có thể lựa chọn những mã ngành sau.

Ngành

Mã ngành