Điều kiện, thủ tục thành lập công ty in ấn xuất bản phẩm 2025

Chia sẻ chi tiết quy định khi thành lập công ty in xuất bản phẩm như: đối tượng, điều kiện và quy trình xin giấy phép hoạt động in ấn xuất bản phẩm. Tham khảo!

Lĩnh vực in ấn được chia thành nhiều hoạt động in khác nhau như: cơ sở in, in gia công, photocopy, in xuất bản phẩm… Hầu hết để có thể đi vào hoạt động, doanh nghiệp hay cơ sở in đều phải được cấp giấy phép, tùy vào hoạt động mà loại giấy phép sẽ khác nhau, chẳng hạn: giấy phép hoạt động in, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở in, giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm…

Tại bài viết này, ketoantructuyen.net sẽ tập trung chia sẻ các thông tin, quy định của lĩnh vực in xuất bản phẩm.

Đối tượng làm thủ tục xin giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Các cơ sở in ấn, xưởng in ấn phải làm thủ tục xin giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm nếu thực hiện in ấn các tài liệu, sản phẩm dưới đây:

  • Hóa đơn tài chính
  • Bao bì, nhãn mác
  • Tem chống hàng nhái, hàng giả
  • Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân
  • Tạp chí, báo chí và các ấn phẩm báo chí khác
  • Mẫu và biểu mẫu được ban hành bởi cơ quan nhà nước
  • Xuất bản phẩm tuân thủ các quy định của Luật Xuất bản
  • Các loại thẻ, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, séc… hoặc các giấy tờ dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền) và các sản phẩm in khác.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Ngoại trừ dịch vụ in bao bì thì các hoạt động kinh doanh lĩnh vực in ấn thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, để được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm với nội dung hoạt động bao gồm chế bản, in và gia công sau in, bạn cần đáp ứng được các điều kiện ngành nghề như sau.

1. Điều kiện đối với chủ sở hữu hoặc người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm

  • Chủ sở hữu của cơ sở phải là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam
  • Chủ sở hữu hoặc người đứng đầu phải có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm.

2. Điều kiện đối với thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở in xuất bản phẩm

Thiết bị in xuất bản phẩm phải phù hợp với mỗi công đoạn, cụ thể:

  • Công đoạn chế bản – Phải có tối thiểu một trong các thiết bị sau: máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in
  • Công đoạn in xuất bản phẩm – Phải có máy in
  • Công đoạn gia công sau in – Phải có máy dao xén giấy và tối thiểu một trong các thiết bị sau: máy đóng thép hoặc khâu chỉ cho sách, máy đóng ghim kỵ mã liên hợp, máy vào bìa hoặc dây chuyền liên hợp để hoàn thiện sản phẩm in.

3. Các điều kiện khác

  • Phải đảm bảo an ninh, trật tự và vấn đề vệ sinh môi trường
  • Phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, cơ sở xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử và các quy hoạch khác.


Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty in ấn xuất bản phẩm

Trước khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, bạn cần xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (một trong những điều kiện để được hoạt động lĩnh vực in xuất bản phẩm).

Bạn có thể tham khảo và tải mẫu hồ sơ thành lập công ty Việt Nam hoặc công ty có vốn nước ngoài.

Thủ tục thành lập công ty Việt Nam;

Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài.

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, in sách

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp tiến hành thủ tục xin giấy phép con để có thể hoạt động in xuất bản phẩm.

Chi tiết hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
  • Sơ yếu lý lịch của chủ sở hữu hoặc người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
  • Tài liệu chứng minh, xác thực mặt bằng sản xuất và danh mục các thiết bị tương ứng để hoạt động in xuất bản phẩm
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp tối thiểu bậc cao đẳng về in hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý lĩnh vực in xuất bản phẩm được cấp bởi Bộ TT&TT.

Trong đó:

Tài liệu chứng thực mặt bằng sản xuất có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng giao đất, thuê đất, thuê nhà xưởng hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

Người đứng đầu công ty in xuất bản phẩm là người đại diện pháp luật, được ghi cụ thể tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

Danh mục thiết bị in xuất bản phẩm có thể là danh mục dự kiến. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng, kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, doanh nghiệp phải mua hoặc thuê đầy đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư và gửi giấy tờ chứng minh việc mua thiết bị in xuất bản phẩm.

2. Quy trình, thủ tục nộp đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:

  • Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ TT&TT đối với các cơ sở in cấp trung ương
  • Sở Thông tin và Truyền thông đối với các cơ sở in còn lại.

Cơ sở in có thể chọn các hình thức nộp hồ sơ như sau:

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý của cơ sở in xuất bản phẩm và hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ sở in sẽ được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ sở in sẽ nhận được văn bản thông báo lý do từ chối.
3. Tham khảo một số mã ngành in ấn

Dưới đây là một số mã ngành liên quan lĩnh vực in ấn bạn cần biết.

Mã ngành

Ngành nghề

1811

In ấn. Nhóm này gồm:

  • Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền
  • In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm
  • In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi và in khác)
  • In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in offset, in nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi

1812

Dịch vụ liên quan đến in ấn. Nhóm này gồm:

  • Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalog… bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách
  • Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử
  • Dịch vụ làm đĩa gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in offset và in sắp chữ)
  • Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm
  • Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa)
  • Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem
  • In thử
  • Các sản phẩm nghệ thuật bao