Giải đáp vấn đề thành lập công ty con hay chi nhánh thông qua việc tìm hiểu khái niệm và so sánh giữa hai hình thức này.
Công ty con là gì?
Công ty con là doanh nghiệp mà hơn 50% vốn điều lệ (đối với công ty TNHH) hoặc hơn 50% tổng số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần) do một công ty khác (công ty mẹ) nắm giữ.
Công ty con có tư cách pháp nhân, độc lập với công ty mẹ, nhưng vẫn chịu sự chi phối của công ty mẹ về:
- Tổ chức hoạt động: Công ty mẹ quyết định về vốn điều lệ của công ty con;
- Bộ máy quản lý: Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm các chức danh trong công ty con như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc.
Chi nhánh công ty là gì?
Theo Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là:
- Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty (bao gồm chức năng đại diện);
- Có quyền thực hiện các hoạt động nhằm mang lại doanh thu riêng, nhưng phải phù hợp với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
So sánh công ty con và chi nhánh công ty
Việc phân biệt công ty con và chi nhánh sẽ giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
Cả công ty con và chi nhánh đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như sản xuất, ký kết hợp đồng, tuyển dụng nhân sự. Một công ty có thể thành lập nhiều công ty con hoặc chi nhánh tại cùng hoặc khác tỉnh, thành phố với nơi công ty mẹ.
Tuy nhiên, giữa hai loại hình này vẫn có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí so sánh:
1. Văn bản xác nhận tư cách chủ thể
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD). | Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. |
2. Mã số thuế
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Có mã số thuế độc lập gồm 10 số. | Có mã số thuế riêng gồm 13 số. |
3. Tư cách pháp nhân
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Có tư cách pháp nhân. | Không có tư cách pháp nhân. |
4. Vốn điều lệ
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Được quy định tại điều lệ công ty và ghi nhận trong giấy chứng nhận ĐKKD. | Không có vốn điều lệ. |
5. Ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Có thể hoạt động trong ngành nghề giống hoặc khác với công ty mẹ. | Bắt buộc phải giống với ngành nghề của công ty mẹ. |
6. Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Phải tự nộp thuế TNDN tại trụ sở chính. | Có thể tự nộp hoặc chuyển lợi nhuận về công ty mẹ để nộp thuế. |
7. Trách nhiệm của chủ sở hữu khi công ty phá sản, giải thể
Công ty con | Chi nhánh công ty |
Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. | Chủ sở hữu chi nhánh chịu toàn bộ trách nhiệm. |
Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Câu trả lời cho câu hỏi này không cố định mà phụ thuộc vào mục đích và định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Dưới đây là một số gợi ý:
➨ Đối với thành lập công ty con:
Phù hợp với doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, giúp:
- Dễ quản lý lợi nhuận và thu chi;
- Phát triển chuyên biệt trong từng lĩnh vực;
- Tạo sự cạnh tranh nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
➨ Đối với thành lập chi nhánh công ty:
Nếu chỉ muốn mở rộng thị trường và nâng cao lợi nhuận, việc thành lập chi nhánh sẽ là lựa chọn tối ưu.
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, thành lập công ty con tại ketoantructuyen.net
Để thuận tiện và giảm thiểu sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Kế Toán Trực Tuyến.
Với hơn 16 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất với:
➨ Chi phí trọn gói chỉ từ:
- 700.000 đồng: dịch vụ thành lập chi nhánh
- 1.000.000 đồng (tùy khu vực): dịch vụ thành lập công ty con.
➨ Tốc độ làm việc nhanh chóng, cam kết đúng hẹn.
➨ Hỗ trợ:
- Tư vấn chi tiết mọi thông tin liên quan;
- Hoàn thành mọi thủ tục và bàn giao kết quả tận nơi chỉ sau 3 ngày làm việc.
GỌI NGAY
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu