Dịch vụ thông báo hoạt động trở lại cho doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh – từ 700.000đ. Miễn phí tư vấn các yêu cầu pháp lý và thuế liên quan
Sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn tái hoạt động hoặc giải thể. Nếu đang trong tình trạng giải thể, bạn có thể tham khảo bài viết “Dịch vụ giải thể doanh nghiệp nhanh chóng”. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn dịch vụ và quy trình để doanh nghiệp hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng.
Dịch vụ đăng ký hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh
Khi doanh nghiệp tái hoạt động, có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Quay lại hoạt động sau khi hết thời gian tạm ngừng.
- Trường hợp 2: Quay lại hoạt động trước khi hết thời hạn tạm ngừng.
Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc trường hợp 1, không cần phải làm thủ tục thông báo, mặc định doanh nghiệp sẽ chuyển về trạng thái hoạt động. Ngược lại, nếu thuộc trường hợp 2, bạn cần gửi thông báo hoạt động trở lại cho Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT).
Tham khảo dịch vụ thông báo hoạt động trở lại tại Kế Toán Trực Tuyến:
➨ Phí dịch vụ: 700.000 – 1.000.000 đồng (tùy khu vực và hồ sơ);
➨ Thời gian xử lý: 5 – 7 ngày làm việc;
➨ Cần cung cấp: mã số thuế công ty và thời hạn tạm ngừng trước đó.
GỌI NGAY
Doanh nghiệp hoạt động trở lại cần lưu ý những gì?
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể tạm dừng kinh doanh không giới hạn thời gian, miễn là mỗi lần tạm dừng không quá 1 năm. Trước 3 ngày quay lại hoạt động, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo để Sở KH&ĐT cập nhật trạng thái trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Hướng dẫn thủ tục thông báo hoạt động kinh doanh trở lại
➨ Hồ sơ thông báo tiếp tục kinh doanh, khôi phục hoạt động của doanh nghiệp trước thời hạn.
Chi tiết hồ sơ bao gồm (*):
- Thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời gian tạm ngừng đã thông báo;
- Giấy ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ (nếu không phải là người đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện nộp hồ sơ tái hoạt động.
>> TẢI MIỄN PHÍ:
Mẫu thông báo trở lại hoạt động.
(*) Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà bộ hồ sơ cần bổ sung:
- Quyết định hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngưng của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 TV);
- Biên bản họp và quyết định của hội đồng quản trị khi khôi phục hoạt động (công ty cổ phần);
- Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên khi quay lại hoạt động (công ty TNHH 2 TV trở lên).
>> Tham khảo thêm:
Thông báo hoạt động kinh doanh trở lại.
➨ Cách thức nộp hồ sơ và thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, theo 1 trong 3 cách:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tham khảo thông tin địa chỉ và thời gian làm việc của 3 Phòng Đăng ký kinh doanh tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng;
- Cách 2: Nộp qua đường bưu điện tới Bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố;
- Cách 3: Nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP. HCM và Hà Nội.
Trong khoảng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp tái hoạt động trước thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh.
2. Các lưu ý quan trọng khác về pháp lý và thuế
➨ Đối với doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, khi trụ sở chính quay lại hoạt động, doanh nghiệp có thể thông báo khôi phục toàn bộ hoặc từng phần. Khi đó:
- Nếu khôi phục hoạt động cả trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc thì doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời;
- Nếu chỉ khôi phục hoạt động cho trụ sở chính và một số đơn vị phụ thuộc, các đơn vị phụ thuộc còn lại phải tự làm thủ tục thông báo nếu muốn quay lại hoạt động sau này.
➨ Xử phạt vi phạm không thông báo hoạt động trở lại
Nếu không thực hiện thủ tục thông báo trước 3 ngày, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
➨ Thực hiện thông báo và kê khai đối với cơ quan thuế
Khi quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế. Tùy thuộc vào thời gian tạm ngừng, các nghĩa vụ thuế cần lưu ý thực hiện:
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch thì không cần kê khai thuế;
- Ngược lại, nếu tạm ngừng không trọn năm thì doanh nghiệp phải nộp tiền thuế môn bài và tờ khai thuế GTGT.
Ví dụ:
Thời gian tạm ngừng kinh doanh của công ty ABC là từ 01/12/2022 đến 01/03/2023. Trong trường hợp này, công ty ABC phải nộp tiền thuế môn bài năm 2023 và tờ khai thuế GTGT quý 1/2023.
➨ Quyết định giải thể khi đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Nếu doanh nghiệp quyết định giải thể trong thời gian tạm ngừng, không cần thông báo hoạt động trở lại. Tuy nhiên, nếu muốn thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải hoàn tất thủ tục thông báo hoạt động trở lại trước.
Tham khảo thêm:
Dịch vụ giải thể công ty trọn gói.
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh.
Câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng
1. Chi phí dịch vụ để doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Chi phí dịch vụ thông báo hoạt động trở lại cho doanh nghiệp từ 700.000 – 1.000.000 đồng, tùy khu vực và trường hợp hồ sơ.
➨ Liên hệ với ketoantructuyen.net theo số 0978 578 866 (Miền Bắc) – 033 9962 333 (Miền Trung) – 033 9962 333 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí.
2. Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh muốn quay lại hoạt động thì phải làm gì?
Sau khi hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp tự động trở về trạng thái “Đang hoạt động” mà không cần làm thủ tục với Sở KH&ĐT.
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao nhiêu?
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể tạm ngừng không quá 1 năm cho mỗi lần.
4. Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại hết thời gian tạm ngừng kinh doanh
Khi hết thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp chuyển về trạng thái “Đang hoạt động” mà không cần hồ sơ. Nếu muốn quay lại trước thời hạn, cần chuẩn bị: thông báo tiếp tục kinh doanh, giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện, bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện.
>> Tham khảo chi tiết và tải mẫu miễn phí:Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại.
5. Doanh nghiệp hoạt động lại có cần kê khai thuế không?
Tin cùng chuyên mục:
So Sánh Hệ Thống Thuế Việt Nam Và Các Nước ASEAN: Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư FDI
Tư Vấn Thuế Cho Doanh Nghiệp FDI – Chiến Lược Tối Ưu Chi Phí Và Tuân Thủ Quy Định
Kiểm Toán Độc Lập Cho Doanh Nghiệp FDI – Vai Trò Và Lợi Ích Trong Việc Bảo Đảm Minh Bạch Tài Chính
Những rủi ro doanh nghiệp FDI cần biết khi đầu tư vào Việt Nam và cách giảm thiểu