Đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh – hợp pháp không

Việc thuê hoặc nhờ người khác đứng tên giám đốc, đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh công ty có hợp pháp không? Rủi ro pháp lý khi đứng tên giùm doanh nghiệp là gì? Cùng ketoantructuyen.net khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Người đứng tên trên giấy phép kinh doanh là ai?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tài liệu quan trọng thể hiện các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, thông tin người đại diện theo pháp luật và có thể cả thông tin về chủ sở hữu công ty. Trong trường hợp là công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, giấy phép cũng sẽ có tên của chủ sở hữu.

Người đại diện theo pháp luật có thể là chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên nắm giữ cổ phần, vốn góp trong công ty hoặc thậm chí không nắm giữ cổ phần hay vốn góp nào.

➨ Như vậy, người đứng tên trên giấy phép kinh doanh được hiểu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.


>> Xem thêm:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, không có điều khoản nào cấm việc doanh nghiệp “thuê” người đại diện pháp luật để quản lý và điều hành công ty. Tuy nhiên, giữa doanh nghiệp và người được thuê cần có hợp đồng lao động theo quy định của Luật Lao động. Khi hết thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp cần gia hạn hợp đồng hoặc thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Mặc dù luật không cấm hành vi nhờ người đứng tên làm người đại diện pháp luật hoặc nhờ người đứng tên sở hữu vốn, tuy nhiên, tại Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ rằng cá nhân, tổ chức tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của những thông tin trong hồ sơ.

➨ Như vậy:

Việc nhờ người khác đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh hoặc tự ý lấy thông tin, giấy tờ cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ để làm hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp là bất hợp pháp. Hành vi này được coi là gian dối, kê khai không trung thực và doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Mức phạt này áp dụng với tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức. Tức là cá nhân nhờ người khác đứng tên làm đại diện pháp luật sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Quyền và nghĩa vụ của người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thường đảm nhiệm các chức danh quan trọng như: chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc… Tùy theo chức vụ, người đại diện có các quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật đứng tên trên giấy phép kinh doanh:

  • Quản lý và quyết định các hoạt động của công ty về kinh doanh, nhân sự, chế độ lương – thưởng…;
  • Là người đại diện pháp lý cho công ty ký kết hợp đồng với đối tác;
  • Làm việc với các cơ quan nhà nước khi cần thiết;
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ công ty quy định.

➨ Như vậy:

Người nhờ đứng tên hộ vẫn phải đảm bảo trách nhiệm pháp lý và có thể cần xuất hiện làm việc với cơ quan nhà nước khi được yêu cầu.

Các rủi ro pháp lý khi đứng tên giùm doanh nghiệp

Việc thuê hoặc nhờ người khác đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho cả chủ sở hữu và người đứng tên hộ, cụ thể như sau:

1. Đối với người đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh

Nếu người đứng tên hộ không nắm rõ hoạt động kinh doanh và ký tất cả văn bản theo chỉ đạo của chủ sở hữu, họ có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đã ký. Cụ thể:

  • Chịu trách nhiệm về các tài liệu đã ký và phải làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Có thể bị phạt hành chính, giải trình trước Tòa án và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với các sai phạm của công ty;
  • Nếu công ty gặp khó khăn, người đứng tên hộ có thể phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính;
  • Đối mặt với khó khăn khi thực hiện thủ tục nếu công ty không còn hoạt động.

2. Đối với cá nhân, tổ chức nhờ người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh

➧ Trường hợp 1: Người đứng tên hộ không đồng ý tiếp tục.

Khi người đứng tên không đồng ý tiếp tục, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật.

➧ Trường hợp 2: Người đứng tên hộ xuất cảnh hoặc mất tích.

  • Nếu người đại diện pháp luật xuất cảnh quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi người đại diện mới;
  • Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc ký kết các văn bản nếu không có người đại diện pháp luật.

➧ Trường hợp 3: Người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên công ty hộ.

  • Kiểu này có thể dẫn đến rủi ro lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, vì họ không được pháp luật Việt Nam bảo vệ trong tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu.
  • Khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ có thể khiến nhà đầu tư nước ngoài bị lợi dụng.
  • Không nắm quyền quản lý công ty nếu không được ủy quyền.

Trên đây là những chia sẻ của ketoantructuyen.net về vấn đề đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được giải đáp cụ thể.

Một số câu hỏi thường gặp về việc nhờ người đứng tên công ty hộ

1. Đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh khi thành lập công ty có được không?

Việc đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh công ty của người khác được coi là không hợp pháp và người đứng tên hộ có thể phải chịu nhiều rủi ro về mặt pháp lý.

2. Người đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh có rủi ro gì?

Người đứng tên hộ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đã ký và có thể đối mặt với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

3. Nhờ người đứng tên trên giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Có. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và trung thực của hồ sơ. Nếu nhờ người khác đứng tên hộ mà không được sự đồng ý của họ, có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.

4. Người đứng tên trên giấy phép kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ gì?

Người đứng tên trên đăng ký kinh doanh là người đại diện pháp luật và có quyền quản lý công ty, ký kết hợp đồng và làm việc với cơ quan nhà nước.

5. Công ty có rủi ro gì khi nhờ người đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh không?

Có. Công ty có thể gặp khó khăn khi người đứng tên hộ không đồng ý tiếp tục, xuất cảnh hoặc mất tích.

Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)033 9962 333 (Miền Trung)033 9962 333 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Dịch vụ tại Kế Toán Trực Tuyến của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!